AI 'biến tấu' bộ ảnh có một không hai về Cleopatra, Napoleon: Cái kết không thể tưởng tượng

Nguyệt Phạm |

Hầu hết mọi người sau khi ngắm bộ ảnh này đều thán phục sức sáng tạo phong phú của AI quả thực vượt sức tưởng tượng của chúng ta.

Hiện nay, nhiều người vẫn tranh cãi về việc AI sẽ phát triển vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người nhưng không thể phủ nhận nhờ trí tuệ nhân tạo con người nhận được nhiều hơn những gì ta hình dung được. Bạn đã bao giờ tưởng tượng được Chúa Jeus, nữ hoàng Cleopatra, Nữ hoàng Elizabeth I… trong bối cảnh lịch sử và những sự kiện nổi tiếng trông thế nào không?

AI biến tấu bộ ảnh có một không hai về Cleopatra, Napoleon: Cái kết không thể tưởng tượng - Ảnh 1.

Hình ảnh của nữ hoàng Cleopatra qua nét vẽ của người thời xưa. (Ảnh: Internet)

Mới đây, Duncan Thomsen, 53 tuổi, một nhà biên tập phim tự do đã sử dụng AI để tạo ra một bộ ảnh thực tế của các nhân vật lịch sử từ góc nhìn của chính họ. Cụ thể, bộ ảnh này được chụp dưới góc độ chụp ảnh tự sướng (chụp ảnh Selfie) của nhân vật. Duncan Thomsen đã mất nhiều tháng để hoàn thiện những bức ảnh này.

Kết quả của dự án này đã được Ducan chia sẻ lên mạng và ngay lập tức bộ ảnh đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của rất nhiều người. Hàng nghìn lượt thích và bình luận cũng như chia sẻ đã chứng minh sức hút của bộ ảnh độc đáo này khá lớn.

Hãy cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh có một không hai do AI “biến tấu” này nhé!

1. Cleopatra

Cleopatra , tên đầy đủ là Cleopatra VII Philopator (69 TCN – 30 TCN), người Macedonia, là một Nữ hoàng của Ai Cập cổ đại. Cleopatra VII trị vì Ai Cập từ khoảng 51-30 TCN. Nữ hoàng Cleopatra có thể nói 9 thứ tiếng và cực kỳ thông minh. Bà còn có trong đầu một khối lượng kiến thức cực kỳ lớn từ thiên văn, địa lý cho tới lịch sử, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm. Bà đã xây dựng một đội quân hùng hậu, một hạm đội các tàu chiến để đối đầu với đế chế La Mã, giúp cho Ai Cập hùng mạnh và giữ được hòa bình.

AI biến tấu bộ ảnh có một không hai về Cleopatra, Napoleon: Cái kết không thể tưởng tượng - Ảnh 2.

Cleopatra cùng những người thân cận quanh mình chụp bức ảnh selfie vô cùng thoải mái. (Ảnh: Dailymail)

Các nhà khảo cổ đã tìm được rất nhiều phiên bản khác nhau như tượng chân dung, hình khắc trên tiền xu, tranh vẽ… của Cleopatra. Trong bức hình do AI sáng tạo, nữ hoàng Cleopatra rất thoải mái khi selfie cùng những người thân cận quanh mình.

2. Chúa Jesus

AI biến tấu bộ ảnh có một không hai về Cleopatra, Napoleon: Cái kết không thể tưởng tượng - Ảnh 3.

AI đã dựa trên dữ liệu "bữa tiệc cuối cùng" để tạo ra bức ảnh chụp tự sướng này. (Ảnh: Dailymail)

“Bữa tiệc cuối cùng” hay “Bữa tiệc ly” (Tiếng Ý: Il Cenacolo hay L’Ultima Cena), là bức họa vô cùng nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci. Tác phẩm được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498, miêu tả trai phòng của Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano. Bức tranh này kể về câu chuyện Chúa Giê-su dùng bữa tối với các môn đồ, sở dĩ nó được gọi là "Bữa tiệc cuối cùng" vì đây thực sự là bữa ăn tối cuối cùng mà Chúa Giê-su dùng bữa với các môn đồ. Sau bữa tối này, Chúa Giê-su bị một trong 12 môn đồ phản bội và cuối cùng bị đóng đinh trên thập tự giá.

AI biến tấu bộ ảnh có một không hai về Cleopatra, Napoleon: Cái kết không thể tưởng tượng - Ảnh 5.

AI đã tạo bức ảnh Chúa Jesus đang nghe điện thoại còn các môn đồ thì chăm chú nhìn về phía màn hình. (Ảnh: Dailymail)

AI đã phục dựng lại bối cảnh của “bữa tiệc cuối cùng” theo một phong cách hoàn toàn mới. Trí tuệ nhân tạo đã tạo ra 2 bức ảnh của chúa Jesus cùng các môn đồ của mình. Bức ảnh thứ nhất “chụp” lại ảnh chúa Jesus và các môn đồ nhìn thẳng vào màn hình và nở nụ cười rất vui vẻ. Trong bức ảnh thứ hai, chúa Jesus đang nghe điện thoại còn các môn đồ thì chăm chú nhìn về phía màn hình.

3. Napoleon

AI biến tấu bộ ảnh có một không hai về Cleopatra, Napoleon: Cái kết không thể tưởng tượng - Ảnh 6.

Từ yêu cầu tạo ra bức ảnh về trận chiến Waterloo, AI đã "biến tấu" bức hình selfie trước khi ra chiến trường của Napoleon và binh lính của mình. (Ảnh: Dailymail)

Trận Waterloo là trận chiến diễn ra vào ngày Chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815, gần Waterloo, thuộc Bỉ. Sự kiện nổi tiếng này là dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh của Napoleon Bonaparte - người đánh chiếm hầu hết châu Âu vào đầu thế kỷ 19. Waterloo là một trong những trận đẫm máu nhất của đầu thế kỷ 19, gần 200.000 binh lính của 7 vùng lãnh thổ đều tham gia chiếu đấu. Khi tiếng súng đầu tiên khai hỏa cho tới 9 giờ sau đó quân Napoleon đầu hàng, có khoảng 65.000 lính đã chết hoặc bị thương.

AI biến tấu bộ ảnh có một không hai về Cleopatra, Napoleon: Cái kết không thể tưởng tượng - Ảnh 8.

Napoleon và những người lính đang rất vui vẻ chụp hình trước trận đánh. (Ảnh: Dailymail)

Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng tạo ra 2 bức hình selfie khác nhau của Napoleon và quân lính của mình. Trong cả 2 bức ảnh, Napoleon và những người lính đang rất vui vẻ chụp hình trước trận đánh. Napoleon chính là người đứng ở giữa bức hình và ông cũng là người chủ động cầm máy ảnh để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này.

4. Nữ hoàng Elizabeth I

Nữ hoàng Elizabeth I là Nữ vương nước Anh và Ireland từ ngày 17 tháng 11 năm 1558 khi mới 25 tuổi, và cai trị 44 năm. Trong suốt thời gian ấy, nước Anh được thịnh trị. Người ta gọi tên thời gian bà tại vị là thời đại Elizabeth. Thời đại trị vì của nữ hoàng Elizabeth đôi lúc được xem là thời hoàng kim của nước Anh, hòa bình và thịnh vượng, nghệ thuật phát triển dưới sự bảo trợ của nữ hoàng.

AI biến tấu bộ ảnh có một không hai về Cleopatra, Napoleon: Cái kết không thể tưởng tượng - Ảnh 9.

Bức ảnh selfie của nữ hoàng Elizabeth I và các cận thần do AI sáng tạo cho thấy một không khí rất vui vẻ. (Ảnh: Dailymail)

Bức ảnh selfie của nữ hoàng Elizabeth I và các cận thần cho thấy một không khí rất vui vẻ, hòa đồng. Điều này khác hẳn với hình dung của hậu thế về một nữ hoàng nghiêm khắc và khó tính như miêu tả trong các ghi chép lịch sử về nữ hoàng Elizabeth I.

5. Người tiền sử

AI biến tấu bộ ảnh có một không hai về Cleopatra, Napoleon: Cái kết không thể tưởng tượng - Ảnh 10.

Bức ảnh selfie do AI "vẽ" về người tiền sử khiến người xem cảm thấy vô cùng thú vị. (Ảnh: Dailymail)

Thời tiền sử là giai đoạn trong lịch sử loài người bắt đầu từ khi tông Người sử dụng những công cụ bằng đá đầu tiên khoảng 3,3 triệu năm trước và kết thúc khi các hệ thống chữ viết được phát minh. Người tiền sử là bất kỳ ai đã sống qua các thời kỳ khác nhau của nó, cả trong thời kỳ đồ đá và thời đại của kim loại. Mặc dù được gọi là người nguyên thủy, họ có khả năng suy nghĩ và giải quyết các vấn đề sinh tồn, ngay cả khi họ không biết viết, họ có thể có các kỹ năng phân biệt khác.

AI đã dựa trên yêu cầu của Duncan Thomsen và tạo ra một bức ảnh selfie vô cùng thú vị của những người tiền sử. Bối cảnh của bức ảnh cho thấy những người tiền sử chụp nó trong hang động. Tuy ánh sáng phía sau hơi tối nhưng chúng ta đều có thể thấy rõ những đường nét đặc biệt trên gương mặt họ. Tất cả đều rất hào hứng tham gia chụp bức ảnh tự sướng này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại