AFF Cup 2018: ĐTVN cần tỉnh táo, Thái Lan vẫn là số 1 ĐNÁ!

Văn Nhân |

Nếu nghe những lời tụng ca về thành công của U23 Việt Nam ở sân chơi châu lục thì hiểm họa khôn lường khi đánh giá thấp Thái Lan ở AFF Cup 2018.

Kỳ tích U23 Việt Nam chưa phải là thước đo chính xác cho ĐTQG

Thắng thắn rằng, U23 Việt Nam và HLV Park Hang Seo đã tạo nên những câu chuyện phi thường cho bóng đá Việt Nam ở sân chơi châu lục. Sau Á quân U23 châu Á đến top 4 ASIAD 18, đó là những thành công lớn lao làm thay đổi bóng đá Việt Nam, từ hình ảnh trong mắt bạn bè quốc tế đến hiệu ứng tích cực cho bóng đá nước nhà.

Thành công của U23 Việt Nam là một quá trình dày công của những người đầu tư bóng đá trẻ. Người tiên phong mở đường là bầu Đức với Học viện HAGL, sau đó đến CLB Hà Nội, PVF, Viettel, hay SLNA - cái nôi bóng đá của Việt Nam trong mấy chục năm qua.

Hiệu ứng Học viện HAGL cùng sự đầu tư bóng đá trẻ của một số CLB, các trung tâm bóng đá đã tạo nên thành công cho bóng đá Việt Nam nếu xét ở cấp độ trẻ. Đây là quả ngọt đáng ngợi khen cho một hành trình gian nan của những người muốn làm bóng đá từ gốc rễ.

AFF Cup 2018: ĐTVN cần tỉnh táo, Thái Lan vẫn là số 1 ĐNÁ! - Ảnh 1.

U23 Việt Nam vẫn chưa phải là thước đo chuẩn xác để nói về ĐTQG. Ảnh: LT

Thế nhưng, nếu vội vàng xem thành công của U23 Việt Nam đã giúp chúng ta vươn tầm châu lục thì thực sự cần xem xét kỹ từ mọi góc cạnh. Đó là sự phát triển chung của một nền bóng đá đến so sánh với các nước có nền bóng đá phát triển.

ASIAD 18 hay U23 châu Á đã có những khập khiễng nhất định trong sự thành công của U23 Việt Nam. Những U23 Nhật Bản, UAE, Brahrain, Úc đều không theo lực lượng mạnh nhất ở độ tuổi U23. Phần lớn họ sử dụng quân lứa tuổi 20-21 khi mục tiêu lớn là sân chơi Olympic năm 2020 được tổ chức ở Nhật Bản.

Kể ra để thấy rằng, ngoài những đội bóng khát khao có danh hiệu như Hàn Quốc, Uzbekistan, Syria, Trung Quốc thì một số nước có nền bóng đá phát triển lại tính đường xa. Đó là mục tiêu mà bóng đá Việt Nam lúc này chưa thể nghĩ đến, khi cần những cú hích ở cấp độ trẻ để làm cơ sở, động lực vươn xa trong tương lai.

Hơn hết, U23 vẫn chỉ ở mức độ bóng đá trẻ. Những cầu thủ giỏi của U23 sẽ làm nòng cốt ở ĐTQG nhưng không đồng nghĩa, U23 Việt Nam mạnh sẽ tạo ra một ĐTQG đủ sức chinh phục các danh hiệu.

AFF Cup 2018: ĐTVN cần tỉnh táo, Thái Lan vẫn là số 1 ĐNÁ! - Ảnh 2.

Lạc quan từ U23 Việt Nam nhưng cần tỉnh táo để đánh giá đúng sức mạnh ĐTVN. Ảnh: LT

Nhìn từ bóng đá thế giới có thể thấy Argentina, hay các đội bóng châu Phi là ví dụ. Đội bóng xứ Tangon vô địch Olympic nhiều nhất trong 24 năm qua nhưng chưa thể lần thứ 3 vô địch thế giới sau năm 1986. Các đại diện châu Phi luôn mạnh ở các giải bóng đá trẻ nhưng ĐTQG lép vế ở sân chơi World Cup.

Vậy nên, chúng ta hết sức vui mừng vì những kỳ tích của U23 Việt Nam nhưng cần tỉnh táo khi nhìn lên ĐTVN, đó là một thước đo hoàn toàn khác. Đây là cái đỉnh của một nền bóng đá.

Thái Lan vẫn là số 1 Đông Nam Á, mạnh hơn ĐTVN?

Có thể một số ý kiến không thích với nhận định Thái Lan vẫn số 1 Đông Nam Á và ứng viên số 1 cho ngôi vô địch AFF Cup 2018. Tuy nhiên, những dẫn chứng cụ thể dưới đây có thể cho các bạn thấy một cái nhìn chính xác hơn thay vì cảm nhận từ thành công của U23 Việt Nam, còn U23 Thái Lan thất bại liên tục.

Bốn năm trước, U23 Thái Lan đã có thành tích tương tự U23 Việt Nam ở ASIAD 18. Đội bóng Thái Lan đã vào bán kết ASIAD 17 với thành tích 5 trận toàn thắng, không thủng lưới và chung cuộc về thứ 4.

Đồng nghĩa, lứa cầu thủ U23 Thái Lan đã có thêm 4 năm tích lũy kinh nghiệm và trưởng thành. Đó là sự khác biệt so với U23 Việt Nam khi chúng ta chỉ bắt đầu khẳng định vị thế như người Thái ở 4 năm trước.

AFF Cup 2018: ĐTVN cần tỉnh táo, Thái Lan vẫn là số 1 ĐNÁ! - Ảnh 3.

Thái Lan vẫn rất mạnh khi có tài năng lớn Chanathip Songkrasin.

Lúc này, Thái Lan đang có 3 cầu thủ thi đấu ở giải vô địch quốc gia Nhật Bản - J.League. Những Chanathip Songkrasin có 6 bàn/20 trận, Teerasil Dangda có 5 bàn/22 trận, Theerathon Bunmathan thi đấu tổng cộng 20 trận. 

Đây là những con số rất ấn tượng khi bóng đá Việt Nam vẫn chưa có cầu thủ nào đủ tầm chơi ở J.League, những Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật chỉ có thể dự bị và không để lại ấn tượng mạnh như các cầu thủ Thái Lan.

Với một tập thể hùng mạnh đã khẳng định giá trị từ ASIAD 17, Thái Lan rõ ràng đang có trong tay một đội quân mạnh ở AFF Cup 2018, những người có tuổi đời lẫn kinh nghiệm chinh chiến vượt trội so với lứa U23 Việt Nam.

Ngoài ra, ĐTVN kể từ năm 2008 đến nay vẫn chưa một lần thắng được Thái Lan. Gần nhất, U23 Việt Nam hạ U23 Thái Lan ở giải giao hữu vào năm 2017. Đây được xem là kết quả hiếm hoi cho chúng ta khi đối đầu với người Thái.

Quá khứ từng chỉ ra những điều trớ trêu, khi chúng ta cảm nhận rằng mạnh hơn Thái Lan đều đón nhận những cú sốc lớn. Năm 2009, HCV SEA Games cận kề khi người Thái bị loại thì trận chung kết đã gục ngã trước Malaysia, dù thắng đối thủ ở vòng bảng. 

SEA Games 2007 cũng là bài học đắt khi lứa cầu thủ U23 Việt Nam đi đến vòng loại cuối cùng của Olympic Bắc Kinh, hay ĐTVN vào tứ kết ASIAN Cup, cuối cùng vẫn không thể có thành tích tốt ở sân chơi Đông Nam Á. Gần nhất, U22 Việt Nam đã cay đắng chia tay SEA Games năm 2017 vì thua Thái Lan với tỷ số cách biệt 1-4.

Vậy nên, thầy trò HLV Park Hang Seo muốn vô địch AFF Cup 2018 cần hết sức tỉnh táo trước sức mạnh của đội tuyển Thái Lan - một lứa cầu thủ có trình độ vượt xa các đàn em đang gây thất vọng liên tiếp so với U23 Việt Nam. Nếu ảo tưởng có thể dẫn đến một bi kịch lớn sau những kỳ tích lịch sử…

Nỗi lo từ kỳ vọng U23 Việt Nam

Đây là một nỗi lo lớn khi sự kỳ vọng của người hâm mộ đang tăng dần. Điều này không khó hiểu vì thầy trò Park Hang Seo liên tục mang đến những thành công lớn ở sân chơi châu lục.

Tuy nhiên, sự kỳ vọng lớn sẽ mang đến những áp lực vô hình. Ví dụ U23 Việt Nam thua Hàn Quốc đã lập tức có những chỉ trích, thay vì tỉnh táo nhìn nhận bóng đá xứ Hàn trên tầm Việt Nam rất xa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại