Nếu sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng đến giá trị dinh dưỡng trên bao bì vì các nhà sản xuất thường không đính kèm giá trị lên sản phẩm.
Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ngày càng nở rộ, yêu cầu chi tiết về giá trị dinh dưỡng của từng loại sản phẩm càng cao hơn. Nhưng nhiều người mua sắm lại bỏ qua những chi tiết quan trọng trên từng loại mặt hàng.
Trọng lượng sản phẩm
Rất nhiều sản phẩm đóng gói "ngụy trang" thành thực phẩm tốt cho sức bằng cách chia nhỏ khối lượng thành phần. Ví dụ chỉ có 9g đường trong một gói ngũ cốc. Và mỗi người chỉ nên ăn khoảng 3/4 gói mà thôi. Tuy nhiên, ít người có thói quen ăn dưới 1 gói.
Chuyên gia về chế độ ăn Jim White tại Jim White Fitness and Nutrition Studios cho biết: "Thông thường, trọng lượng của từng sản phẩm không giống với hàm lượng mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Do đó, bạn cần tính toán chính xác lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm. Nếu ăn 3 gói bim bim, bạn cần nhân giá trị dinh dưỡng in trên bao bì lên 3 lần".
Ảnh minh họa
Lượng đường
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một người trưởng thành ở Mỹ tiêu thụ trung bình 94g đường mỗi ngày. Lượng đường này gấp đôi lượng khuyến cáo là 36g mỗi ngày cho mỗi người.
Đường phụ gia là loại đường không có nguồn gốc từ tự nhiên. Các nhà sản xuất thêm loại đường ngày vào nhằm tạo vị ngọt cho sản phẩm.
Các chuyên gia cho biết bạn nên chọn những sản phẩm có lượng đường thấp nhất. Và bạn nên tránh những sản phẩm có lượng đường quá 10g cho một phần sản phẩm.
Hầu hết các sản phẩm đều đề cập đến lượng đường phụ gia trên bao bì. Nhưng vấn đề tính toán lượng đường cho mỗi người một ngày lại là vấn đề nan giải.
Theo Bác sĩ Natalie Allen tại Đại học Bang Missouri, bạn có thể tính được lượng đường từ tổng lượng tinh bột in trên nhãn sản phầm và trừ đi lượng chất xơ. Lượng đường từ tinh bột chiếm ít hơn phân nửa giá trị trên.
Ví dụ như lượng tinh bột là 20g và chất xơ là 4g. Khi ấy lượng đường từ tinh bột sẽ thấp hơn 8g.
Thành phần nguyên liệu
Khi bạn tiêu thụ bất kỳ sản phẩm đóng gói nào, bạn nên biết chính xác thành phần được đưa vào cơ thể. Bạn có thể chú ý đến trọng lượng của từng loại nguyên liệu và đặt biệt chú ý những thành phần có trọng lượng cao nhất. Thông thường thì sản phẩm các ít nguyên liệu thì càng tốt.
Thành phần protein
Những người tập luyện thể thao hoặc những người đang muốn tăng cơ nên chú ý đến thành phần protein trên nhãn sản phẩm. Protein giúp cơ thể hồi phục mô cơ sau luyện tập và giúp tăng cường phát triển mô cơ.
Thành phần chất xơ
Một trong những yếu tố vi lượng rất cần cho cơ thể chính là chất xơ. Con người cần nhiều chất xơ trong chế độ ăn vì nó giúp hệ đường ruột khỏe mạnh và giúp kiểm soát cân nặng. Do đó, bạn cũng nên đặc biệt chú ý đến dưỡng chất này.
Các nhà khoa học khuyến cáo bạn nên chọn thực phẩm với ít nhất 3g chất cho một phần sản phẩm. Mặc dù chất chất xơ được tìm thấy nhiều trong các hạt còn nguyên cám, trái cây, rau và đậu nhưng chất xơ vẫn có trong một số loại sản phẩm đóng gói như thanh protein và hạt ngũ cốc đóng gói.
Ảnh minh họa
Chất béo không bão hòa
Chất béo là một dưỡng chất quan trọng, nhưng bạn cần đặc biệt chú ý đến chất béo không bão hòa.
Chất béo không bão hòa làm nồng độ cholesterol xấu tăng cao, hạ thấp cholesterol tốt, tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường tuýp 2, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Hiện nay đã có một số loại thực phẩm chế biến đã được loại bỏ chất béo không bão hòa, nhưng một số sản phẩm vẫn còn hiện diện loại chất béo này.
Chất béo bão hòa và chất béo tổng hợp tốt cho cơ thể nếu như bạn tiêu thụ đúng lượng. Khoảng 20-30% lượng calo mỗi ngày trong cơ thể đến từ chất béo, tương đương với 55-83g chất béo cho một chế đô ăn 2.500 calo.
Một số chất béo tốt như omega-3 và chất béo không bão hòa dạng đơn thể rất cần thiết cho cơ thể chống lại bệnh tim mạch.
*Theo Time