Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR), 1/3 các loại ung thư phổ biến nhất có thể được ngăn ngừa bằng cách thay đổi lối sống. Một báo cáo năm 2008 ước tính đến 90-95% các bệnh ung thư có nguyên nhân bắt nguồn từ chế độ ăn uống và yếu tố lối sống.
Bên cạnh đó, Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ cũng vạch ra 3 nội dung bao quát để ngừa ung thư gồm: ăn thực vật giàu dinh dưỡng, hoạt động thể chất hàng ngày và giữ trọng lượng cơ thể ở mức tiêu chuẩn.
Dưới đây là 10 thay đổi đơn giản làm ngay hôm nay để phòng hầu hết các loại ung thư dựa theo 3 nội dung bao quát của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ:
1. Ăn nhiều rau xanh
Một chế độ ăn uống lành mạnh với trọng tâm là các loại rau xanh là yếu tốt cần thiết để phòng ngừa ung thư. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện, nhiều loại rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư.
Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi người nên ăn ít nhất 2-2,5 chén rau xanh và trái cây mỗi ngày.
2. Ngủ đủ giấc và ngủ ngon
Thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ có thể gây ra sự thay đổi hormone và căng thẳng toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Thiếu ngủ cũng được chứng minh là liên quan đến sự thay đổi hormone dẫn đến tăng cân.
(Ảnh minh họa)
Nghiêm trọng hơn, một nghiên cứu năm 2014 đăng tren Tạp chí Dược lâm sang đã phát hiện mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ từ tình trạng ngưng thở khi ngủ đến tỷ lệ ung thư.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư đã nhận định, sự thay đổi dẫn đến gián đoạn nhịp sinh học có thể tăng nguy cơ ung thư ở người. Khi nhịp sinh học bị phá vỡ, đặc biệt là ở những người thường xuyên làm việc thêm giờ hay làm việc vào ban đêm, sự thay đổi hormone melatonin có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định.
Tốt nhất, người lớn nên ngủ đủ 7-9 giờ mỗi đêm, nếu mắc phải tình trạng ngưng thở hãy đi khám và giải quyết triệt để.
3. Không để cơ thể tăng cân hoặc giảm cân quá nhiều
Một nghiên cứu năm 2003 đăng trên Tạp chí Y khoa New England ước tính rằng thừa cân hoặc béo phì có thể góp phần làm tăng nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư tới 20%.
Những người thừa cân hoặc béo phì có chỉ số cơ thể BMI lớn hơn 24 có liên quan đến nhiều loại bệnh ung thư như ung thư vú (sau mãn kinh), ung thư ruột kết, ung thư trực tràng, ung thư thận, thực quản, ung thư tụy và túi mật.
Béo phì, thừa cân cũng có liên quan đến các bệnh ung thư gan, cổ tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, ung thư biểu mô không Hodgkin và U nguyên bào. Nguyên nhân là bởi thừa cân gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch và cơ chế viêm trong cơ thể, bao gồm cả các hormone kích thích sự phát triển của tế bào.
Nhiều khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ về phòng chống ung thư từng đề cập đến vấn đề duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng bằng cách tăng hoạt động thể lực, hạn chết thức ăn giàu calo như các loại đồ ăn nhanh.
4. Kiểm soát căng thẳng
Ngoài các yếu tố về lối sống, dinh dưỡng và hoạt động thể chất, các nghiên cứu về thiền, chánh niệm giúp giảm căng thẳng cũng nhận định là có tác dụng ngừa nhiều bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư.
(Ảnh minh họa)
Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Y học Bổ sung thay thế cho thấy, những người tham gia một khóa học quản lý căng thẳng bằng thiền chánh niệm kéo dài 8 tuần có thể tăng cường hệ miễn dịch, giảm các dấu hiệu viêm thông qua các kết quả xét nghiệm máu.
Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, dù không thể khẳng định mối liên hệ trực tiếp giữa áp lực và nguy cơ ung thư, tuy nhiên, căng thẳng có thể gia tăng nhiều bệnh mãn tính.
5. Cho con bú sữa mẹ
Nghiên cứu khoa học năm 2010 từng phát hiện mối liên hệ giữa việc cho con bú và việc giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở những người có người thân trong gia đình mắc bệnh.
Cho con bú giúp các bà mẹ cân bằng trọng lượng nhanh chóng và giảm nguy cơ ung thư vú. Nó làm giảm mức độ của một số hormone liên quan đến ung thư trong cơ thể người mẹ.
6. Giới hạn đồ uống có cồn
Viên nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nam giới không nên uống quá 2 ly và nữ giới không nên uống quá 1 ly mỗi ngày để phòng ngừa nguy cơ ung thư. Uống rượu có liên quan đến nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư gan, ung thư trực tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tụy.
(Ảnh minh họa)
Lý do rượu là yếu tố tăng nguy cơ ung thư bởi trong rượu có chứa acetaldehyde - thành phần phụ được tạo ra khi chúng ta uống rượu vào cơ thể có thể gây ung thư.
Rượu cũng có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ ước tính rằng 20% số trường hợp ung thư vú là do uống 2 hoặc nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày.
7. Hoạt động thể chất
Chỉ cần tăng cường di chuyển là đồng nghĩa với việc cơ thể đang giảm thiểu nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết, nội mạc tử cung, tuyến tiền liệt và tuyến tụy.
Mỗi người lớn nên hoạt động ít nhất 150 phút với cường độ vừa phải như đi bộ hoặc 75 phút với cường độ nhanh như chạy bộ mỗi tuần. Hạn chế thời gian ngồi một chỗ xem tivi, lướt web, dùng điện thoại di động mỗi ngày.
(Ảnh minh họa)
8. Ăn ngũ cốc nguyên hạt
Giống như trái cây và rau củ quả, các loạt hạt như gạo, lúa mạch, hạt quinoa hữu cơ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao hơn so với các sản phẩm chế biến có nguồn gốc từ các thực phẩm này.
Một nghiên cứu năm 2009 của tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ nhận định, tiêu thụ lượng lớn thịt đỏ, thịt chế biến, ngũ cốc tinh chế, khoai tây chiên, đồ ngọt có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tử vong cao hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên dùng ngũ cốc hữu cơ, chưa qua tinh chế để đảm bảo sức khỏe.
9. Ngưng hút thuốc lá
Theo số liệu của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, ước tính 1/3 ca tử vong do ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách dừng tiếp xúc với khói thuốc lá.
Việc sử dụng thuốc lá và rượu đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, ung thư thanh quản và thực quản.
*Theo Livestrong