9. Tra tấn bằng nước
Trấn nước có một lịch sử phong phú, bắt đầu từ một hình thức tra tấn chung đó là tra tấn bằng nước. Lịch sử cổ đại và hiện đại có ghi chép rất nhiều về các hình thức tra tấn sử dụng nước. Một hình thức đơn giản đó là để cho nước chảy nhỏ giọt vào người nạn nhân trong một thời gian dài.
Người ta còn áp dụng các kiểu tra tấn bằng cách dìm nạn nhân xuống nước hoặc bắt họ xuống nước bơi liên tục cho đến khi nạn nhân mất sức và chết đuối.
Và dĩ nhiên chúng ta đều biết có một kiểu tra tấn thường xuất hiện trong phim hành động hay phim xã hội đen đó là dìm đầu người khác vào bồn tắm, thùng nước hay bất kể thứ gì có thể đựng nước hoặc chất lỏng. Sau đó, nếu kẻ tra tấn muốn moi thông tin từ người còn lại, hắn sẽ kéo đầu nạn nhân ra khỏi nước, hỏi một số câu hỏi và tiếp tục lặp lại quá trình kể trên.
Dù phương pháp này là hình thức cổ xưa của trấn nước, nhưng nếu ta định nghĩa trấn nước chỉ đơn giản là hành động lấy nước đổ vào miệng hoặc mũi của ai đó để tạo cảm giác như chết đuối thì có nhiều cách tra tấn bằng nước cũng sẽ có thể được tính là trấn nước.
Tuy nhiên, kiểu tra tấn bằng nước ở thời hiện đại còn kinh khủng hơn rất nhiều, nước sẽ được đổ từ trên đầu xuống, chảy vào miệng và mũi tạo cảm giác ngạt nước liên tục. Trấn nước được ghi chú lần đầu tiên vào thế kỷ 14.
8. Tòa thẩm tra tôn giáo Tây Ban Nha
Người ta không thể không tìm đến các tài liệu về trấn nước khi nhắc tới tòa thẩm tra tôn giáo Tây Ban Nha. Theo ghi chép, trấn nước trong tiếng Tây Ban Nha được gọi là “Toca”, đây là một hình thức tra tấn quen thuộc thời kỳ đó. Họ có những thiết bị được thiết kế và vận hành hoàn hảo để tra tấn người khác.
Người ta sẽ treo nạn nhân lên một cỗ máy, đồng thời lấy một miếng vải ấn chặt vào miệng họ, nước sẽ được nhỏ từ từ để ngấm vào miếng vải và truyền cho đến khi đầy nước trong miệng. Người ta còn cầm một chiếc bình đặt ở đầu, khi nạn nhân ói nước ra để lấy oxy, chiếc bình sẽ hứng lại hết nước và đổ ngược trở lại miệng.
7. Philippines
Trấn nước cũng xuất hiện ở quốc đảo này vì đây từng là thuộc địa của Tây Ban Nha. Kể từ khi Mỹ áp dụng trấn nước vào đầu năm 1902, người ta nhận thấy nó cũng được sử dụng tại Philippines. Trong cuộc chiến tranh Mỹ - Philippines, một tấm ảnh bìa ở tạp chí Life đã mô tả lại cảnh lính Mỹ đóng quân tại Philippines dùng cách tra tấn kể trên.
Đây là một hình thức tàn độc, gây xôn xao trong dư luận khiến mọi người đều thấy sốc và cảm thấy bị xúc phạm. Trung úy Grover Clint, quân đội Mỹ nói: “Người bị tra tấn sẽ phải chịu đựng rất nhiều, rõ ràng là như thế. Cảm giác lúc đó sẽ giống như bị chết đuối nhưng không thể".
Hãy tưởng tượng khi bị trấn nước, đối tượng giống như là bị kẹt ở đâu đó giữa ngưỡng vẫn còn sống và thực sự bị ngạt nước, sau một lúc, quá trình tra tấn kinh khủng này lại tiếp tục trong nhiều phút hoặc nhiều giờ đồng hồ.
Theo một kịch bản trấn nước quen thuộc thì người bị tra tấn sẽ được đặt lên một mặt phẳng có thể điều chỉnh được sao cho đầu của họ ở vị trí thấp hơn chân, nghiêng một góc 15-20 độ để nước có thể chảy vào mặt. Nạn nhân bị buộc nằm xuống thường là với dây hoặc thi thoảng một số người sẽ ghì chặt họ lại.
Như đã đề cập, cách tra tấn này đã được sử dụng từ thời tòa thẩm tra Tây Ban Nha, nên khi tiến hành, người ta sẽ dùng một mảnh giẻ đặt lên mặt người bị tra tấn rồi đổ nước lên giẻ hoặc là đổ nước trực tiếp vào miệng và mũi.
Việc này sẽ khiến cho nạn nhân không có oxy để thở và gây cảm giác giống như chết đuối vậy. Còn miếng vải hay túi ni lông để che mặt sẽ hoạt động như chiếc van một chiều chỉ cho phép thở ra chứ không hít vào được.
5. Mất ý thức
Tuy nhiên với trấn nước, việc mất ý thức có thể lặp đi lặp lại và thường nó sẽ luôn khiến cho nạn nhân mất ý thức, đi kèm với đó không chỉ là sự đau đớn về thể xác mà còn là nỗi sợ hãi kinh hoàng.
4. Nạn nhân thấy thế nào?
Để tạo cảm giác kinh hãi hơn, thi thoảng người ta sẽ làm lạnh nước hoặc để nước đóng đá, khiến người bị tra tấn cảm thấy sốc hơn khi bị đổ nước vào bên trong cơ thể. Khi bị buộc chặt xuống giường hay xe đẩy bệnh nhân, nhiều người bị thương ở chân tay có khi là khắp người vì cố gắng dùng cả cơ thể để thoát khỏi màn tra tấn.
3. Cơ quan nội tạng bên trong bị tổn thương
Ngoài các vết thương phần mềm, trấn nước còn có thể gây ra các tổn thương cho não bộ và phổi vì thiếu oxy. Thường thì nước sẽ không vào được phổi khi màn tra tấn được tiến hành nhưng một số nạn nhân nói rằng điều đó có xảy ra với họ. Có một kiểu tra tấn khác ít phổ biến hơn, nhưng lại gây tổn thương nặng nề cho cơ thể, đó là nước sẽ bị ép chảy vào phổi.
Chinsaku Yuki đã ngồi lên người Ramon Navarro chỗ vị trí của phổi, hắn đã ép cho nước trong phổi của Ramon Navarro chảy ngược ra mồm và mũi, sau đó lại lặp lại quá trình ép nước chảy vào bên trong các cơ quan nội tạng một lần nữa.
Nếu trấn nước được thực hiện trong khoảng thời gian đủ dài, nạn nhân sẽ chết kể cả khi nước không thâm nhập được vào phổi.
2. Tính hợp pháp
Trấn nước vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của xã hội.
Hiệp định Geneva bao gồm nhiều hiệp ước khác nhau được kí và thiết lập bởi nhiều nước nhằm cố gắng giảm thiểu sự kinh hoàng của chiến tranh đối với cả binh lính lẫn dân thường. Theo đó các văn bản này đã cấm tất cả những hành động quá sức kinh khủng với con người xuất hiện trong cuộc sống thường ngày dưới bất kì hình thức nào.
Trong khuôn khổ hiệp định Geneva năm 1929 và năm 1949, trấn nước đã chính thức trở thành tội ác chiến tranh và người thực hiện sẽ trở thành tội phạm chiến tranh.
Kể từ khi xuất hiện, phương pháp tra tấn này đã tạo ra một làn sóng phản đối vô cùng lớn trong xã hội, tất cả đều lên tiếng phản đối cho rằng nó không nên được sử dụng.
1. Tra tấn bất hợp pháp
Chính quyền tổng thống Mỹ Bush từng dính bê bối vì sử dụng hình thức tra tấn man rợ này. Ảnh: Shane T. McCoy, US Navy
Tính chất bất hợp pháp của trấn nước không thể ngăn cản những người có quyền lực trong tay. Đã có các báo cáo nói rằng lực lượng cảnh sát và quân đội đã sử dụng trấn nước. Như hồi tháng 8 năm 2018 ở Anh, cáo buộc nổi lên cho rằng hai sĩ quan cảnh sát quân đội Hoàng gia đã áp dụng hình thức này với người khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị một hành động “cần” để đưa các hình thức tra tấn quay trở lại để chống khủng bố, đặc biệt là trấn nước. Điều này xảy ra ngay cả sau vụ bê bối lớn về chính quyền Bush sử dụng phương pháp man rợ này ở nước ngoài và ở ngay trên đất Mỹ.