Có khoảng 50 loài sả, trong đó sả chanh được sử dụng đặc biệt để chiết xuất dầu sả. Sả thường được trồng để sử dụng trong nấu ăn và dùng làm thuốc nhờ mùi hương và tính khử trùng tự nhiên giống như chanh của chúng.
Cây sả có lá cao, mỏng và thân màu đỏ. Loại cỏ này có nguồn gốc từ Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Sri Lanka.
Trong các loại thuốc dân gian của Brazil, loại cây này được cho là có tác dụng chống co giật, an thần và gây buồn ngủ. Ngoài ra, y học cổ truyền Ấn Độ còn nhắc tới công dụng tuyệt vời của sả như một chất giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, hạ sốt và kháng nấm.
Các loại hợp chất tự nhiên có trong loại thảo dược này là citronellal, myrecene, nerol geraniol và terpinolene. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sả còn chứa các hợp chất flavonoid và phenolic như luteolin, quercetin and apigenin, cho thấy hiệu quả điều trị cao của chúng.
Một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời của dầu sả
1. Chống trầm cảm
Trầm cảm và lo âu là một trong những loại rối loạn tâm thần nghiêm trọng nhất và cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này là các phương pháp điều trị bằng thảo dược.
Theo một nghiên cứu, dầu sả có tác dụng chống trầm cảm đáng kể so với imipramine (một loại thuốc trầm cảm ba vòng). Các hợp chất hoạt tính có trong tinh dầu sả như myrcene, citronellal và geraniol giúp làm dịu đi tình trạng căng thẳng và các cơn viêm, từ đó điều trị trầm cảm, lo âu.
2. Điều trị co thắt cơ bắp
Loại tinh dầu đặc biệt này có chứa các hợp chất như terpen, ketone, este và alcohols. Tinh dầu sả còn được cho là chứa cả flavonoids và các hợp chất phenolic - rất hữu ích trong các liệu pháp chữa bệnh bằng hương thơm. Xoa bóp các vùng bị ảnh hưởng bởi cơn đau bằng dầu sả mix với dầu nền (loại dầu dùng để pha loãng tinh dầu) sẽ tạo ra hiệu ứng co cứng, giúp làm ấm vùng đau và giải quyết tình trạng này.
3. Giải độc cơ thể
Loài cây này còn có công dụng như một chất khử độc do chứa methanol và giúp giải độc tuyến tụy, hệ tiêu hóa, thận và gan. Thuốc sắc từ thực vật cũng được sử dụng để làm toát mồ hôi, nhờ đó, dầu thừa và độc tố được thải ra dưới dạng mồ hôi, giúp duy trì các chức năng cơ thể bình thường.
4. Tránh bị muỗi đốt
Loài muỗi có tên là Aedes aegypti (muỗi vằn) đều được biết rằng là con vật trung gian truyền bệnh, gây ra các bệnh như sốt xuất huyết hay vàng da. Ngoài ra, chúng còn phát triển sức đề kháng để chống lại một số loại thuốc trừ sâu. Theo một nghiên cứu, tinh dầu sả có công dụng đuổi muỗi hơn cả DEET (một hợp chất được dùng trong các thuốc chống/diệt muỗi).
5. Chống nhiễm trùng
Theo một nghiên cứu, tinh dầu sả chứa hai loại monoterpenic aldehyde chính là geranial và neral. Hai hợp chất này có đặc tính kháng khuẩn, giúp chống lại các loại vi khuẩn, nấm gram âm và gram dương. Tuy nhiên, tính chất này của dầu sả lại hiệu quả hơn khi ở dạng hơi nước.
6. Điều trị rối loạn tiêu hóa
Tinh dầu sả có giá trị y khoa cực kỳ lớn trong điều trị viêm loét dạ dày và đau dạ dày. Loại dầu này có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại những tổn thương gây ra bởi các tác nhân hoại tử như ethanol. Theo y học dân gian, dầu sả được sử dụng rất nhiều ở Brazil để điều trị hầu hết những vấn đề liên quan đến dạ dày.
7. Thúc đẩy quá trình tiết nước tiểu
Theo nghiên cứu, tinh dầu sả giúp ngăn ngừa các tổn thương thận gây ra bởi aminoglycosides, một loại kháng sinh thu được từ vi khuẩn Streptomyces. Hàm lượng flavonoid cao và tính chống oxy hóa của dầu sả giúp chống lại tác hại của oxy hóa và độc tính gây ra bởi aminoglycosides.
8. Làm dịu cơn viêm
Tinh dầu sả là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong ẩm thực truyền thống, có tác dụng làm giảm viêm.
Loại dầu này có chứa các polyphenols như flavonoid và tannin giúp làm giảm sản xuất một lượng lớn oxit nitric nhờ các tế bào viêm hoạt tính mà không ảnh hưởng tới hoạt động của tế bào. Việc giảm nồng độ NO sẽ điều trị viêm và các bệnh liên quan đến viêm khác.
9. Cải thiện tuần hoàn máu
Một nghiên cứu chỉ ra rằng dầu sả chứa các chất chống tăng huyết áp và các chất methanolic có tác dụng trong việc làm thư giãn các cơ mạch máu. Các cơ mạch máu bao gồm mạch máu, tĩnh mạch, động mạch và mao mạch. Do đó, khi sử dụng tinh dầu, nó sẽ giúp bạn thư giãn các mạch máu và cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.
Tác dụng phụ
Tinh dầu sả không gây ra bất kỳ một tác dụng nào khi được sử dụng với lượng phù hợp. Tuy nhiên, nếu sử dụng dạng tinh khiết của tinh dầu trên da, nó có thể gây ra kích ứng da, viêm da và phát ban.
Bởi vậy, trong liệu pháp hương thơm, dầu sả thường được hòa với các loại dầu dẫn như dầu dừa, dầu jojoba và thoa lên da. Ngoài ra, cần để tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều và hít trực tiếp từ chai.
Cách sử dụng
• Xịt: Chuẩn bị một bình xịt, thêm 10-15 giọt dầu cho mỗi ounce (28,35 gram) nước. Bạn cũng có thể sử dụng solubol (một chất giúp nhũ hóa) vì dầu này không tan được trong nước. Sau đó lắc đều chai và sử dụng. Phương pháp này thường được dùng để làm mát không khí và xua đuổi côn trùng.
• Chất khử mùi: Trộn 2 muỗng cà phê baking soda và 2 muỗng bột arrowroot. Thêm 4 muỗng dầu dừa và 4 giọt dầu sả. Làm lạnh hỗn hợp sau khi trộn đều. Sau đó thoa nhẹ hỗn hợp nhẹ lên phần nách để loại bỏ mùi của cơ thể.
• Face cream: Thêm 1-2 giọt tinh dầu vào kem dưỡng da thông thường, rửa mặt hoặc hòa tinh dầu sả với dầu dừa và massage mặt. Việc này giúp loại bỏ mụn trứng cá, viêm da và ngăn ngừa lão hóa.
• Dầu massage: Trộn 15 giọt dầu sả với mỗi ounce dầu dẫn như dầu dừa hoặc jojoba. Massage trên da cùng với hỗn hợp này để giảm đau.
• Dầu gội: Thêm 5 giọt tinh dầu sả vào dầu hạnh nhân và massage từ da đầu đến chân tóc. Việc này thúc đẩy tóc phát triển, loại bỏ gàu và dầu thừa trên tóc.
Mẹo sử dụng an toàn
• Không sử dụng tinh dầu trực tiếp lên da.
• Tránh uống phải tinh dầu.
• Trước quá trình trị liệu bằng hương thơm, hãy làm thoáng khí khu vực trị liệu.
• Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng dầu nếu không có tư vấn phù hợp của bác sĩ.
Theo boldsky