Hành trình 7 năm của kính viễn vọng Kepler
Con người có cô đơn trong vũ trụ?
Đại diện cho NASA, ông Paul Hertz - Giám đốc Vật lý thiên văn tại trụ sở NASA ở Mỹ trong bài phát biểu tại buổi công bố kết quả sau 7 năm miệt mài tìm kiếm (từ khi phóng vào không gian năm 2009 đến nay) của kính viễn vọng Kepler cho biết:
Kính viễn vọng Kepler đã tìm ra tổng 4.302 "ứng cử viên" tiềm năng.
Trái đất may mắn nằm trong "Vùng đai xanh" nên sự sống có thể tồn tại được. Ảnh Internet.
Trong đó, có khoảng 1.284 hành tinh mới tiềm năng được phát hiện ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta sau khi lọc ra 155.000 ngôi sao khác nhau ngoài vũ trụ bằng phương pháp mới.
Khoảng 550 hành tinh có đất đá giống với Trái Đất. 100 hành tinh có kích cỡ ngang Trái Đất và 9 hành tinh ưu tú tiềm năng thuộc khu vực Goldilocks (vùng sự sống hay vùng đai xanh) mà sự sống có thể tồn tại.
9 hành tinh trong khu vực Goldilocks. Ảnh do NASA cung cấp.
Sở dĩ như vậy vì 9 hành tinh này cách sao chủ một khoảng cách phù hợp để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Là điều kiện tiên quyết để sự sống tồn tại được!
Tuy nhiên, Paul Hertz cũng cho biết hiện giờ họ có rất ít thông tin về 9 hành tinh này và khả năng sự sống có thể tồn tại trên chúng.
Một phuơng pháp để tìm kiếm hành tinh thích hợp và phân tích và đánh giá bầu khí quyển của những hành tinh đó.
Các hành tinh nằm trong "Vùng đai xanh" do NASA công bố năm 2015.
Kính thiên văn Kepler sẽ kiểm tra xem những lay động cực nhỏ về cường độ sáng của những ngôi sao để phán đoán xem có bao nhiêu hành tinh như Trái Đất.
Kết quả được công bố trên The Astrophysical Journal.
Các sứ mệnh trong tương lai - kính thiên văn mới
Kế hoạch "săn lùng" hành tinh của NASA trong tương lai. Ảnh ScienceAlert.
Paul Hertz còn cho biết về tương lai của các sự mệnh tiếp theo khi Kepler kết thúc sứ mệnh của mình (Sau 7 năm miệt mài khám phá, Kepler gần như đã cạn kiệt nhiên liệu).
Hoạt động tìm kiếm các hành tinh dựa trên các phương pháp truyền thống và thường mang lại kết quả sai, do đó một phương pháp mới cũng như một loại kính viễn vọng mới sẽ mở ra tiềm năng cho những sứ mệnh tương lai.
Paul Hertz cho biết ông và các đồng nghiệp đang xây dựng dự án mới mang tên "Arc of Discovery" nhằm nghiên cứu sâu hơn về các hành tinh trong vũ trụ.
Nguồn dữ liệu sẽ được TESS (Transiting Exoplanet Survey Satellite ) - Vệ tinh khảo sát hành tinh ngoài hệ Mặt trời - và Kính thiên văn vũ trụ James Webb (JWST) cung cấp.
Khác biệt giữa Kepler và TESS là gì?
Trong khi Kepler mất tới 4 năm để quan sát chi tiết bầu trời thì TESS chỉ mất có 30 ngày, TESS cũng quan sát các ngôi sao gần hơn mà lại tốn ít thời gian hơn Kepler rất nhiều.
Do đó, có thể nói dự án trong tương lai mà NASA hướng tới sẽ còn giúp chúng ta khám phá ra nhiều hành tinh hơn nữa.
Nguồn tham khảo: sciencealert, phys.org