Khi còn dưới mái trường, cứ nghĩ học hành thật sự quá mệt mỏi, bạn bè tranh đấu lẫn nhau, thầy cô la lối, bài vở áp lực. Nhưng đến khi bước vào đời rồi mới hiểu, những điều trên chẳng có gì to tát.
Trắc trở, thử thách, bị cuộc đời vùi dập… chúng ta mới trưởng thành thật sự. Đó là lý do người ta thường nói, con người chỉ đủ chín chắn khi đối diện với nỗi đau.
Muốn sống tốt trong thế giới ngoài kia, bạn nên nhắc nhở bản thân luôn nhớ kỹ 9 điều dưới đây:
1. Không để mất kiểm soát cảm xúc.
Napoléon Bonaparte từng có câu: "Người có thể kiểm soát cảm xúc của mình vĩ đại hơn cả vị tướng quân đánh thắng cả một thành phố".
Người tài giỏi thật sự luôn biết cách bình tĩnh, không thể hiện quá nhiều cảm xúc trên khuôn mặt, cũng không dễ dàng cáu giận.
Phía sau của cảm xúc ổn định là thực lực và sống có nguyên tắc. Kẻ yếu bị cảm xúc dắt mũi, kẻ mạnh biết cách kiểm soát bản thân.
2. Bạn lãng phí hôm nay, chính là nấm mồ chôn những cơ hội trong tương lai.
Nhiều người đều cảm thấy thành công rất quan trọng, tiền bạc càng quan trọng hơn, thậm chí giảm cân là mục tiêu cuộc đời. Nhưng ít ai thật sự hiểu được tầm quan trọng của thời gian.
3. Mục tiêu vạch ra là để thực hiện, không phải chỉ để thỏa mãn cảm giác kỳ vọng.
Rất nhiều chuyện muốn làm. Đưa ra mục tiêu thật nhiều, lên kế hoạch cũng thật nhiều. Thời gian một năm chớp mắt đã qua. Nhìn lại mọi thứ, bản thân chẳng làm được gì.
Do đó, khi đã xuất hiện ý tưởng trong đầu, bắt tay hành động trước rồi tính tiếp!
4. Tôn trọng bản thân.
Cơ sở của sự tôn trọng là thực lực. Người không có năng lực thì muốn người khác tôn trọng mình cũng khó khăn trăm bề. Giữa con người với nhau cũng như vậy!
5. Nghĩ nhiều, thành vấn đề; làm nhiều, thành đáp án.
Lắm lúc, không cần phải chuẩn bị đủ đầy mới có thể xuất phát. Bạn có thể vừa học vừa làm. Thực hành và khám phá là con đường học tập hiệu quả nhất.
Trên đời này có nhiều chuyện mặc dù rất đơn giản, nhưng khi qua cái đầu của con người thì lại trở nên phức tạp, rối rắm. Bởi thế, suy nghĩ quá nhiều là nhược điểm của chúng ta. Thay vì thế, hành động mới mang lại kết quả để chứng minh tính đúng sai.
6. Đến một ngày, bạn sẽ phát hiện, cho dù bản thân nỗ lực nhiều đến đâu, cũng chẳng có nhiều người để ý đến bạn.
Người ta chỉ nhìn vào kết quả và mọi gian khổ mà bạn bỏ ra trong quá trình đó đều không hề quan trọng với họ. Đây là sự thật phũ phàng trong xã hội này.
7. Nhiều sự cố gắng đôi khi không thể đấu lại thiên phú trời ban.
Hai mươi mấy tuổi, bạn bước vào đời, vội vàng tìm kiếm hướng đi, lạc lối và thất vọng.
Bạn muốn có nhà riêng, có xe. Bạn muốn đi du lịch, muốn sở hữu cuộc sống chất lượng. Vậy nên, bạn cố gắng thật nhiều. Trong quá trình này, có lẽ bạn khó lòng tránh được cảm giác ghen tị những cuộc đời may mắn hơn. Họ bỏ ít công sức, ít nỗ lực nhưng cuộc sống tốt hơn bạn rất nhiều.
Bạn tủi thân, oán trách. Nhưng bạn vẫn nén những loại cảm xúc này vào trong lòng để tiếp tục cố gắng. Bởi lẽ mỗi người đều có một cuộc sống khác nhau.
8. Buông bỏ nỗ lực giả tạo.
Vì để tạo ra hình tượng “nỗ lực chiến đấu ngày đêm”, nhiều người ở thư viện cả ngày, viện lý do tiết kiệm thời gian để đặt đồ ăn online. Nhưng cuối cùng, sách chẳng đọc được lấy một trang.
Về đến nhà, “hôm nay đã ở thư viện mệt mỏi cả ngày, thưởng cho mình buổi tối vui chơi thỏa thích”.
Nỗ lực giả tạo khiến con người tự ảo tưởng vào năng lực của bản thân, lãng phí thời gian nhưng không tạo ra bất kỳ giá trị nào, lầm đường lạc lối.
9. Im lặng và bình tĩnh trở thành phẩm chất quan trọng của người trưởng thành.
Đặc điểm lớn nhất của người trưởng thành thật sự là học cách giữ sự bình tĩnh trong tâm hồn.
Một chuyện xảy ra, không phỏng đoán cũng không vội vàng đưa kết luận. Vui, không vui quá; buồn, cũng không đau thương cùng cực. Dung dị là trạng thái sống tốt nhất của người thông minh.
(Nguồn: Zhihu)