Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey (Mỹ), khu vực sinh sống của hàng trăm triệu người trên thế giới có nguy cơ bị xóa sổ vào năm 2050 do lũ lụt ven biển - hệ quả từ biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.
Các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất tập trung tại châu Á, đặc biệt ở 8 quốc gia: Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Nhật Bản.
Sử dụng mô hình đo đạc máy học CoastalDEM để đánh giá về rủi ro lũ lụt ven biển toàn cầu, Climate Central đã chỉ ra rằng số cư dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ven biển vào năm 2050 tăng gấp 3 lần so với con số cảnh báo trước đây do NASA thực hiện.
Chỉ 3 thập kỷ nữa thôi, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt ven biển gây ảnh hưởng nặng nề cho khu vực sinh sống của khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới, theo nghiên cứu của Climate Central được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Trong số đó, triều cường dâng cao có thể tăng vĩnh viễn tại khu vực sinh sống ven biển của hơn 150 triệu người. Forbes cảnh báo, nếu không có biện pháp ứng phó và kế hoạch đê biển tiên tiến thì những khu vực này có thể phải đối mặt với lũ lụt vĩnh viễn trong vòng 30 năm tới.
People cho hay, đến năm 2100, 200 triệu người phải tị nạn khí hậu, rời xa chỗ ở hiện tại để đến khu vực khác do vùng đất họ đang sinh sống bị nước biển nhấn chìm hoàn toàn.
Climate Central nhận định, nước biển dâng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn lớn nhất từ biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu.
Tiến sĩ Benjamin Strauss
CEO của Climate Central, một trong các tác giả chính.
Khi loài người làm ô nhiễm bầu khí quyển với việc thải ra khí nhà kính (CO2, mê tan...) đã khiến hành tinh ngày càng nóng lên. Hệ quả là, băng ở 2 cực và nhiều khu vực khác của Trái Đất tan dần. Băng tan không chỉ khiến đại dương mở rộng (gây lũ lụt ven biển) mà còn khiến Trái Đất cứ thế nóng tiếp lên.
Các khối băng khổng lồ tại Greenland đang tan nhanh hơn 6 lần so với 4 thập kỷ trước - đang trút bỏ trung bình 286 tỷ tấn băng mỗi năm, theo một báo cáo mang tính bước ngoặt của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc vào tháng 9/2019.
Nói riêng về lũ lụt ven biển, hậu quả của nó là phá hỏng cơ sở hạ tầng, đất nông nghiệp ngập mặn khiến cây trồng bị ảnh hưởng, cuộc sống của cư dân ven biển bị tác động nặng nề.
Benjamin Strauss, CEO của Climate Central, một trong các tác giả của công trình nghiên cứu cho hay, mật độ dân số tập trung tại các vùng đất thấp trên thế giới rất lớn. Nếu phát hiện của chúng tôi đúng ứng với thực tế 30 năm nữa thì cư dân ven biển trên toàn thế giới phải chuẩn bị cho một tương lai khó khăn hơn rất nhiều so với dự đoán hiện tại. Ngay cả ở Mỹ, mực nước biển dâng cao trong thế kỷ này có thể làm biến đổi hoàn toàn mật độ dân số, tạo nên cuộc di cư quy mô lớn và gây áp lực cho các khu vực nội địa.
CNN tiến hành điểm danh một số thành phố/khu vực có nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn do nước biển nhấn chìm hoàn toàn từ năm 2050 trở đi.
01. Miền Nam Việt Nam
Là một trong 8 quốc gia châu Á có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt ven biển năm 2050, Việt Nam đối mặt với dự báo một phần miền Nam có thể bị nước biển nhấn chìm vĩnh viễn, Climate Central nhận định.
Miền Nam có thể bị nước biển nhấn chìm vĩnh viễn. năm 2050 trở đi. Đồ họa gốc: New York Times/Việt hóa: Zing News
Hơn 20 triệu người Việt Nam, chiếm khoảng 1/4 dân số, hiện sống trên vùng đất sẽ bị ngập lụt. Phần lớn diện tích của TP. HCM cũng sẽ ở dưới nước, Zing News thông tin từ Climate Central.
02. Kolkata, Ấn Độ
Di chuột sang trái để thấy số liệu dự báo cũ của NASA. Di chuột sang phải để thấy hình ảnh số liệu dự báo mới của Climate Central.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong trường hợp xấu nhất (là việc Trái Đất nóng thêm 5 độ C trong vòng 80 năm tới), băng tan có thể làm tăng mực nước biển trên toàn thế giới ở mức 2 mét!
03. London, Anh
Không chỉ châu Á, theo Climate Central, 19 quốc gia khác, bao gồm Brazil và Vương quốc Anh, có thể phải chứng kiến một phần lãnh thổ chìm trong nước vào năm 2100.
Di chuột sang trái để thấy số liệu dự báo cũ của NASA. Di chuột sang phải để thấy hình ảnh số liệu dự báo mới của Climate Central.
04. Đảo ở Thái Bình Dương
Đại dương đang trỗi dậy những thảm họa khôn lường cho cư dân ven biển. Dự báo, toàn bộ các hòn đảo ở Thái Bình Dương có thể bị nhấn chìm, tạo ra làn sóng người tị nạn khí hậu lớn. Các quốc đảo nhỏ như Vanuatu sẽ biến mất hoàn toàn.
Mực nước biển tăng làm thay đổi loại cây trồng, hàng triệu người có thể phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước uống, khủng hoảng sức khỏe và nền kinh tế toàn cầu bị phá vỡ.
05. Mỹ
Alameda, Monterey, Santa Barbara, San Francisco, Santa Monica, Newport Beach, La Jolla và San Diego đều là những khu vực có nguy cơ cao bị nước biển xâm chiếm của tiểu bang California.
Vùng đất tại Houston đối mặt nguy cơ bị nước biển nhấn chìm. Nguồn: Climate Central.
Không những thế, khoảng 3.300 km2 tại các bang California, Oregon và Washington sẽ nằm dưới 1 mét nước biển dâng.
Forbes chỉ ra rằng, các khu vực khác của Mỹ như New York, Texas, New Jersey, Hawaii... đều đối mặt nguy cơ lũ lụt ven biển.
Nhiều thành phố ven biển của Mỹ đối mặt nguy cơ lũ lụt ven biển. Ảnh: Princeton Environmental Institute
Trên đây là một số điểm chính trong nghiên cứu mới nhất của Climate Central về rủi ro lũ lụt ven biển toàn cầu. Tất nhiên, cảnh báo chỉ mang tính tương đối bởi tình hình cụ thể còn phụ thuộc vào từng khu vực, từng quốc gia với những đặc điểm địa lý khác nhau.
Hầu hết lượng nước ngọt đó bị đóng băng trong khối băng và tuyết có thể dày tới 3km, nhưng dưới tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu nhân tạo (từ các hoạt động sản xuất, giao thông và sinh hoạt của con người) gây nên hiệu ứng nhà kính, không chỉ khiến Trái Đất nóng dần lên mà còn khiến đại dượng hấp thụ 93% lượng nhiệt vượt quá mức cho phép. Không khí và nước ấm đang khiến các tảng băng tan chảy với tốc độ chưa từng thấy.
Nước biển dâng có nguyên nhân từ việc băng tan - hệ quả từ nóng lên toàn cầu. Nghiên cứu đưa ra các kịch bản với mong muốn kêu gọi từng người dân, từng quốc gia hành động thiết thực để cứu Trái Đất càng sớm càng tốt.
Bài viết sử dụng các nguồn: CNN, Forbes, People.com
* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.