8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng

NPQM |

Cùng ghé qua danh sách những nhà khoa học nổi tiếng mà cũng vô cùng gần gũi với hầu hết chúng ta trên màn ảnh nhỏ.

Năm 1993 đánh dấu sự ra mắt của phiên bản phim Jurassic Park đầu tiên, dựa trên nguyên tác bộ truyện cùng tên sáng tác bởi tiểu thuyết gia Michael Crichton. 

Sự kiện này đã mở ra một phong trào tìm hiểu, một xu hướng mới, ưa chuộng những lĩnh vực công nghệ sinh học và di truyền.

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 1.

Mặc dù vẫn còn tồn tại những hạt sạn thiếu sót, nhược điểm trong kịch bản và diễn xuất nhưng bộ phim đã đạt được những thành công vang dội về mặt tinh thần, đặc biệt đối với thanh thiếu niên cùng ước mơ trở thành các nhà cổ sinh vật học, cổ thực vật học, toán học hay di truyền học (ít nhất là có thể tham gia vào quá trình xây dựng một công viên khủng long).

Dưới đây là danh sách những nhà khoa học lỗi lạc nhất phía sau màn ảnh. Cùng mở màn với Henry Wu, một trong số những người sống sót sau thảm kịch khủng long gây ra trên đảo Isla Nublar, đồng thời cũng là chủ tịch đội ngũ nghiên cứu và phát triển sinh học của tập hàng InGen trong phiên bản Jurassic World mới nhất.


Henry Wu

- Kịch bản/Phim: Jurassic Park, Jurassic World

- Diễn viên thủ vai: B.D. Wong

- Giáo dục/Bằng cấp: MIT

- Chuyên ngành: Sinh học và di truyền

Henry Wu tốt nghiệp xuất sắc Học viện Công nghệ Massachusett, sau đó giành được học vị Tiến Sỹ bộ phận di truyền học, làm việc cho John Hammond. 

Nhiệm vụ được đặt ra là nhân bản thành công những cá thể khủng long thật sự từ những bộ gien còn sót lại của một hóa thạch muỗi có niên đại 65 triệu năm trước.

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 2.

Trong Jurassic World (2015), Henry Wu vẫn tiếp tục duy trì vị trí quan trọng ấy, chỉ có điều giờ đây, InGen đã bị sát nhập vào Tập đoàn Toàn cầu Masrani. 

Nhân vật này cũng là một trong những nhân tố chính yếu nhất trong việc góp phần phát triển, hoàn thiện nhiều mã gien hiếm, đột biến và độc đáo hơn cho công viên cùng danh tiếng có một không hai của nó.

- Liên hệ:

Wu khiến chúng ta liên tưởng tới Craig Venter, nhà hóa sinh học và di truyền học nổi tiếng với việc khám phá ra bộ gien Celera, đồng thời sáng lập nên Học viện Nghiên cứu Di truyền (TIGR). Bấy nhiêu mới chỉ là số ít trong số rất nhiều thành tựu của ông.

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 3.

Đặc biệt trong một dự án phân tích chuyên sâu về những mã gen tổng hợp, Venter và những nhà khoa học khác trong đó có Hamilton Smith – người đã từng giành được giải thưởng Nobel danh giá – tập trung đặt trọng tâm vào công cuộc sáng tạo nên công nghệ liên quan tới môi trường sống và hệ sinh thái nhân tạo: một loại vi khuẩn mang tên Mycoplasma laboratorium có khả năng tự tổng hợp nên nguyên/nhiên liệu sinh học, thuốc hay thậm chí xúc tiến quá trình khắc phục của biến đổi khí hậu.

- Danh ngôn/Phát biểu: “Tất cả những cá thể sinh vật trong Công viên Kỷ Jura đều là con cái. Đó là cách tôi nghiên cứu và biến đổi chúng”.


Amy Farrah Fowler

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 4.

- Kịch bản/Phim: The Big Bang Theory

- Diễn viên thủ vai: Mayim Bialik

- Giáo dục/Bằng cấp: Đại học Harvard

- Chuyên ngành: Thần kinh/Tâm lý học

Như một hình mẫu Sheldon Cooper thứ hai trong giới khoa học, Tiến sỹ Amy Farrah Fowler là nhân vật không mấy xa lạ trên màn ảnh nhỏ trong show truyền hình The Big Bang Theory. 

Cô đã dành hầu hết thời gian của mình dày công nghiên cứu về các chất và tác động gây nghiện trên loài linh trưởng và động vật không xương sống.

- Liên hệ:

Có lẽ đây là trường hợp duy nhất mà bản thân diễn viên trong thực tế và cả hình tượng nhân vật đều có nhiều điểm tương đồng đáng kể. 

Mayim Bialik đã đạt học vị Tiến sỹ trong lĩnh vực khoa học thần kinh tại UCLA, từ đó tiến hành nhiều nghiên cứu chuyên sâu về phản ứng ở thùy não trước của những bệnh nhân mắc hội chứng Prader Willi – một căn bệnh có tính di truyền. 

Hơn nữa, Bialik còn tham gia nhiều chiến dịch, chương trình cổ vũ, khích lệ thế hệ trẻ tiếp cận và nhận thức đúng đắn hơn về khoa học cũng như các bộ môn liên quan.

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 5.

Nhưng nếu phải đưa ra một so sánh gần gũi nhất với Fowler, giáo sư tâm lý học thần kinh tại Đại học Minnesota – Marilyn E. Carrol – sẽ là ứng cử viên số một với lĩnh vực trọng tâm cũng liên quan đến kích thích gây nghiện ở loài linh trưởng. 

Tuy vậy, công trình của cô lại nhận được khá nhiều “gạch đá” và phản ứng của dư luận khi thử nghiệm cocaine, nicotine, heroin, caffeine và cả những hợp chất khác trực tiếp lên trên động vật.

- Danh ngôn/Phát biểu: “Xin lỗi, cho phép tôi một chút, nhưng tôi là một nhà tâm lý học. Vì vậy tôi nghĩ có lẽ tôi thực sự sẽ làm tốt hơn trong việc hiểu những gì đang diễn ra trong tâm trí bạn gái bạn”.


Walter White

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 6.

- Kịch bản/Phim: Breaking Bad

- Diễn viên thủ vai: Bryan Cranston

- Giáo dục/Bằng cấp: CalTech

- Chuyên ngành: Hóa học

Walter White, sau khi tốt nghiệp lĩnh vực hóa học tại CalTech đã tham gia vào một nhóm nghiên cứu, phân tích tác động của phóng xa proton (tương tự tia X). 

Kể từ đó những cống hiến của ông đã có công rất lớn trong việc giúp Herbert Hauptman và Jerome Karle giành được giải Nobel Hóa học năm 1985, cụ thể là những đột phá trong phát triển phương pháp củng cố liên kết cấu tạo của tinh thể.

Tuy nhiên sau một vài quyết định không đáng có, White trở về làm giáo viên với mức lương bèo bọt, phụ trách bộ môn Hóa học tại một trường cấp 3, để rồi số phận đưa đẩy khiến ông trở thành Heisenberg – tên tuổi đường phố khét tiếng buôn bán và giao dịch ma túy đá tinh luyện cao cấp, dựa trên kiến thức và chuyên môn hóa học “lão làng” của mình.

- Liên hệ:

Bí danh mà Walter chọn cho mình có nhiều nét tương quan với Werner Heisenberg, chủ nhân giải Nobel Vật lý năm 1932. 

Heisenberg có được vinh dự này nhờ vào học thuyết tiến bộ của mình về Vật lý lượng tử, mặc dù còn có nhiều công trình đáng nể nữa liên quan đến vũ trụ và hạt hạ phân tử.

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 7.

Bên cạnh đó, qua diễn xuất đa dạng của mình, nhân vật này cũng khiến người xem liên tưởng đến Fritz Haber – cha đẻ của cuộc Cách mạng Hóa học trong lịch sử, nhận được giải Nobel năm 1918 – sử dụng kiến thức uyên bác của mình nhưng lại sáng chế ra khí độc chết người trong Thế chiến thứ nhất. 

Giải Nobel trên được trao cho ông để vinh danh công lao khám phá ra phản ứng Haber-Bosch giữa nitơ và hiđro, tạo nên dung dịch amoniac mà ngày nay được ứng dụng phổ biến trong kinh tế công nghiệp.

- Danh ngôn/Phát biểu: “Về cơ bản, hóa học là lĩnh vực nghiên cứu về chất. Nhưng tôi thích nhìn nhận nó như một quan điểm về sự thay đổi thì đúng hơn”.


Bruce Banner

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 8.

- Kịch bản/Phim: Hulk; The Avengers

- Diễn viên thủ vai: Eric Bana, Edward Norton, Mark Ruffalo

- Giáo dục bằng cấp: CalTech

- Chuyên ngành: Vật lý

Bruce Banner được cho là một trong những gương mặt lỗi lạc nhất của giới khoa học, thậm chí ngay từ thời thơ ấu, trí tuệ khác người đã bộc lộ rõ rệt. 

Điều này đã dẫn đến hàng loạt kinh nghiệm nghiên cứu, học tập của anh tại Đại học Desert State (trên phim ảnh), Đại học Harvard, Penn State và CalTech, nơi anh giành học vị Tiến sỹ trong lĩnh vực Vật lý Hạt nhân.

Dẫu vậy, do thiếu thốn vốn về nguồn đầu tư tài trợ, Banner đã phải bỏ dở công trình của mình, để rồi sau đó làm việc cho Bộ phận nghiên cứu Hạt nhân của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. 

Chính thời điểm này đã đánh dấu bước ngoặt cuộc đời anh khi ứng dụng tia Gamma khiến anh vô tình trở thành Hulk – Người khổng lồ xanh.

- Liên hê:

Chắc chắn hình mẫu gần nhất với Banner, không còn nghi ngờ gì nữa, chính là J. Robert Oppenheimer – nhà vật lý học đứng đầu “Dự án Manhattan” vào thế kỷ trước, với mục đích chế tạo và phát minh thế hệ bom nguyên tử đầu tiên.

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 9.

Với “cú sốc” ban đầu chấn động địa cầu tại Hiroshima và Nagasaki, ông đã cân nhắc trở thành Cố vấn tổng cho Hội đồng Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ, lập ra ngay sau đó để giảm thiểu tác động tiêu cực và hậu quả từ việc lạm dụng năng lượng hạt nhân.


Dana Scully

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 10.

- Kịch bản/Phim: The X-files

- Diễn viên thủ vai: Gillian Anderson

- Giáo dục/Bằng cấp: Đại học Stanford

- Chuyên ngành: Vật lý và Y khoa

Mặc dù chúng ta đã cảm thấy quen thuộc với hình ảnh đặc vụ Scully gắn liền với việc giải phẫu tử thi trong những vụ án còn dang dở của FBI, lĩnh vực sở trường của cô lại là vật lý. 

Đồng thời, một trong những chủ đề luận án đi liền với tên tuổi Dana Scully mang tên: “Nghịch thuyết của Einstein về cặp sinh đôi: Một cách nhìn nhận mới”.

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 11.

- Liên hệ:

Bên cạnh đó, vai diễn Scully cũng là hình tượng một nhà khoa học sùng đạo, giống như Georges Lemaitre – giáo sỹ sáng tạo nên thuyết Big Bang. 

Ở tuổi 32, Lemaitre công bố dự án nghiên cứu đầu tiên của mình, trong đó ông diễn tả quan điểm rằng vũ trụ đã ngày càng mở rộng ra và cung cấp những tính toán về tốc độ phát triển này. 

Sau đó, ông thậm chí còn đặt ra giả thuyết rằng vũ trụ bắt nguồn từ một chấm nhỏ, một “nguyên tử gốc” hay “trứng vũ trụ” đã “phát nổ” vào đúng thời điểm được cho là sự khởi đầu của toàn bộ vũ trụ.

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 12.

Cũng như Lemaitre, Scully là một tín đồ Thiên chúa giáo ngoan đạo nhưng vẫn luôn đánh giá mọi việc bằng con mắt khoa học, khách quan, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến dữ liệu và những con số, mặc dù một vài trường hợp có thể đi ngược lại chính lý tưởng và niềm tin của mình.

- Danh ngôn/Phát biểu: “Thưa Cha, là một nhà khoa học, con có nhiệm vụ tìm ra những bằng chứng cụ thể, xác thực nhất. Nhưng đồng thời con vẫn luôn giữ vững đức tin của mình, bởi vì khoa học chỉ dạy ta giải đáp câu hỏi “Như thế nào?” chứ không phải “Tại sao?””.


Tony Stark

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 13.

- Kịch bản/Phim: IronMan; The Avengers

- Diễn viên thủ vai: Robert Downey Jr.

- Giáo dục/Bằng cấp: MIT

- Chuyên ngành: Vật lý và Kỹ thuật điện tử

Nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ (và có lẽ là được “biến đổi gen” từ trước đó vì lợi ích phục vụ xã hội loài người), Anthony “Tony” Stark được nhận vào MIT ngay từ khi 15 tuổi và sau 5 năm đã có tấm bằng Thạc sỹ Vật lý Kỹ thuật. 21 tuổi, sau một biến cố cuộc đời, ông thừa kế gia tài cha mình để lại – Tập đoàn Stark – nơi mà sau này trở thành một trong những nguồn sản xuất và cung cấp vũ khí lớn nhất cho chính phủ Mỹ.

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 14.

Kiến thức uyên thâm cùng kỹ năng điêu luyện của mình đã cho Stark khả năng phát triển nên những công nghệ tiên tiến đến nỗi trình độ thực tế hiện nay mới chỉ đạt tới một phần nhỏ, ví dụ như bộ giáp toàn diện (IronMan), trí tuệ nhân tạo siêu thông minh (JARVIS và HELEN), hay hàng không mẫu hạm trên bầu trời.

- Liên hệ:

Với khối tài sản khổng lồ ước tính trị giá lên tới 13 tỷ USD, nhà phát minh và đầu tư Elon Musk xứng đáng là một Tony Stark của thế kỷ 21 hiện nay. Không chỉ sáng lập nên Paypal và Tesla Motors, Musk đồng thời cũng là CEO và CTO của SpaceX – doanh nghiệp sản xuất tư nhân về hàng không vũ trụ và dịch vụ vận chuyển trong không gian, nơi ra đời tên lửa Falcon 1 và 9.

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 15.

Hơn nữa, khi đột ngột hủy kế hoạch đưa vệ tinh Dragon lên quỹ đạo, Musk quay vào đó đã quyết tâm phát triển dự án tàu Hyperloop với tốc độ và mức độ thân thiện môi trường nhận được nhiều đánh giá đáng nể, hơn cả dòng máy bay Boeing 737; cung cấp thêm một lựa chọn thuận tiện và hợp lý hơn cho thị trường và nhu cầu hiện nay.

- Danh ngôn/Phát biểu: “Người Sắt – nghe có vẻ “ngầu” và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên về bản chất nó không như vậy. Bộ giáp được làm từ hợp kim vàng và titan, nhưng hơn cả, đó là một biểu tượng”...


Susan Calvin

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 16.

- Kịch bản/Phim: I, Robot

- Diễn viên thủ vai: Bridget Moynahan

- Giáo dục/Bằng cấp: Đại học Columbia

- Chuyên ngành: Tâm thần/ Tâm lý học và Robot học cao cấp

Ngay từ năm 16 tuổi, Susan Calvin đã cho ra mắt bài luận văn có tựa đề “Những góc nhìn thực tế về Robot” sau buổi hội thảo với cùng chuyên đề đầu tiên của mình về trí tuệ nhân tạo AI. 

Về sau, cô tốt nghiệp ngành khoa học máy móc và tham gia dự án nghiên cứu robot của Hoa Kỳ với tư cách là một nhà tâm lý học liên quan đến hành vi nhận thức nâng cao của người máy.

- Liên hệ:

Nhắc tới Calvin, người ta thường nghĩ đến Kevin Warwick “nửa người nửa máy” – giáo sư khoa học kỹ thuật điều khiển tại Đại học Reading, nơi ông đã tiến hành những phân tích chuyên sâu trên AI, robot và những biến thể liên quan. 

Ông cũng vinh dự được nhận giải thưởng Công nghệ cho Sức khỏe Tương lai từ MIT.

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 17.

Kevin Warwick là cha đẻ của hệ thống kích thích thần kinh với khả năng tiết chế, chống chọi với những hậu quả, triệu chứng của căn bệnh Parkinson. 

Hơn nữa, các khối u não cũng có thể được phát hiện và điều trị bằng những tín hiệu và tần số đặc biệt. Một công trình nữa của ông bao gồm ứng dụng xung nhịp thần kinh sinh học để kiểm soát và điều khiển robot.

- Danh ngôn/Phát biểu: “Công việc thực sự của tôi không phải chế tạo người máy, mà là làm chúng trở nên có nhân tính hơn”.


Gil Grissom

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 18.

- Kịch bản/Phim: CSI Las Vegas

- Diễn viên thủ vai: William Petersen

- Giáo dục/Bằng cấp: UCLA

- Chuyên ngành: Sinh học và Côn trùng học

Gil Grissom đã bộc lộ năng khiếu và sở thích khác biệt của mình về côn trùng ngay từ thời nhỏ. Quá trình học tập và rèn luyện cũng như thành quả vượt trội của mình giúp ông có mặt trong top 15 Chuyên gia Côn trùng học hàng đầu tại Mỹ. 

Đồng thời kinh nghiệm và chuyên môn y khoa liên quan tới côn trùng đã góp phần tôn vinh Grissom trở thành một trong những thành viên chủ chốt của đội điều tra CSI Las Vegas.

- Liên hệ:

Những nét đặc điểm cùng thành tích của Grissom có phần giống với nhà thực vật và côn trùng học Jean Pierre Mégnin – nhà khoa học tiên phong trong nghiên cứu cây mọc liên quan tới tử thi, từ đó nghiệm ra mối liên hệ giữa biểu hiện đó và thời điểm tử vong để phục vụ điều tra.

8 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thế giới giả tưởng - Ảnh 19.

Trong cuộc đời mình, Mégnin xuất bản 15 tập tài liệu về lĩnh vực của mình, nổi tiếng nhất là phiên bản La Faune des Tombeaux (Loài cây dưới hầm mộ) – được đánh giá là nền tảng vững chắc cho những chủ đề nghiên cứu tương tự sau này.

- Danh ngôn/Phát biểu: “Tôi luôn luôn thừa nhận rằng mình sai. Nhưng đó là thứ mang lại cho tôi động lực để tìm ra câu trả lời xác đáng nhất”.

Tham khảo: Bbvaopenmind

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại