8 mẹo vặt giúp bạn khắc phục các vấn đề trong nắng nóng mùa hè

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam |

Các sản phẩm có sẵn trong gia đình như giấm, nha đam, nước súc miệng có thể giúp bạn giảm cháy nắng, mụn nước trong mùa hè…

Sử dụng giấm để làm giảm cháy nắng

Giấm có chứa acid acetic, một thành phần của aspirin. Giấm có thể giúp giảm đau, kích thích và giảm viêm do ánh nắng mặt trời. Nhúng khăn giấy vào một chút giấm và phủ lên vùng bị cháy nắng cho đến khi khăn khô đi. Lặp lại nếu cần thiết.

Sử dụng baking soda làm dịu các nốt mẩn do nóng

Baking soda có thể làm giảm nổi mẩn do nóng. Pha một vài thìa vào trong chậu nước tắm của bạn. Nó có thể giúp giảm ngứa và cảm thấy thoải mái hơn khi các nốt mẩn được chữa lành. Đắp baking soda trực tiếp lên vị trí bị nổn mẩn có tác dụng hấp phụ độ ẩm và mồ hôi, phương pháp này đã được áp dụng từ thời xa xưa. Lặp lại như vậy sau một vài giờ. Hãy nhớ là bạn cần phải rửa sạch và làm khô tay trước khi thực hiện thao tác này.

Sử dụng nhựa cây nha đam để chữa mụn nước

Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch vùng có mụn nước bằng nước và xà phòng. Sau đó bôi một ít gel nha đam lên mụn nước và băng lại. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng gel tinh khiết từ thực vật. Một vài sản phẩm có chứa nhiều thành phần khách như cồn có thể gây khô da.

8 mẹo vặt giúp bạn khắc phục các vấn đề trong nắng nóng mùa hè - Ảnh 1.

Nhà đam

Sử dụng tỏi để làm giảm nhiễm trùng tai ngoài

Nhiễm trùng ống tai ngoài có thể xảy ra khi bạn đi bơi. Nó xảy ra khi nước bị kẹt trong tai của bạn, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển.

8 mẹo vặt giúp bạn khắc phục các vấn đề trong nắng nóng mùa hè - Ảnh 2.
8 mẹo vặt giúp bạn khắc phục các vấn đề trong nắng nóng mùa hè - Ảnh 3.

Để đối phó với cơn đau, lựa chọn dễ dàng nhất của bạn là sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin hoặc acetaminophen.

Chườm nóng cũng có thể giúp bạn giảm đau bằng cách sử dụng một chai nước nóng hoặc một túi chườm điện ở phía dưới tai. Nếu bạn đang sử dụng chai, hãy bọc nó trong một chiếc khăn để không bị quá nóng. Nếu bạn đang sử dụng một túi chườm điện, hãy cẩn thận không để rơi vào giấc ngủ với túi điện ép vào tai của bạn.

Bạn cũng có thể tận dụng lợi thế của tính kháng khuẩn mạnh trong tỏi và sử dụng loại thảo dược này để giảm đau bằng cách mua dầu tỏi trong các hiệu thuốc, hoặc tự làm. Nghiền nát lấy ba tép tỏi vừa và đặt chúng trong một đĩa nông, trộn với dầu ô liu và để hỗn hợp qua đêm. Lọc bã và nhỏ 3 giọt vào bên tai bị viêm.

Sử dụng dầu bạc hà để giảm ngứa do côn trùng đốt

Thay vì gãi ngứa, bạn có thể nhỏ 1 hoặc 2 giọt dầu bạc hà lên vết đốt của côn trùng. Dầu bạc hà có tác dụng làm dịu và tăng tuần hoàn đến khu vực này, thúc đẩy quá trình lành lại. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng kem đánh răng có chứa bạc hà chấm nhẹ lên vị trí bị cắn.

Sử dụng mật ong để điều trị các vết xước hoặc đứt tay

Bạn thường cầm máu và giữ cho vết thương sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng bằng một vài loại băng và thuốc mỡ kháng sinh? Thay vào đó bạn có thể thoa một ít mật ong rồi đậy lại bằng băng. Mật ong có tính kháng khuẩn, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể tăng tốc độ lành vết thương. Trong một số trường hợp, các bác sĩ cho rằng mật ong thậm chí còn vượt trội hơn so với các loại mỡ kháng sinh.

8 mẹo vặt giúp bạn khắc phục các vấn đề trong nắng nóng mùa hè - Ảnh 4.
Quả bơ

Sử dụng bơ để đem lại sức sống cho mái tóc của bạn

Ánh nắng mặt trời, nước chứa clo có thể làm cho mái tóc của bạn trở nên khô, thô ráp, và dễ gãy rụng? Tình trạng này có thể được cải thiện nhờ quả bơ. Dưỡng ẩm tóc bằng bơ sẽ giúp cho tóc chắc khỏe hơn. Sử dụng quả bơ chín, bóc vỏ, dầm nhuyễn và trộn với một thìa dầu mầm lúa mì và một muỗng cà phê dầu jojoba. Gội đầu rồi ủ tóc bằng hỗn hợp này trong vòng 15-30 phút, sau đó xả sạch.

Sử dụng nước súc miệng để chữa nấm móng chân ở các vận động viên

Nước súc miệng sát khuẩn không đường có thể điều trị nhiễm nấm nhẹ ở bàn chân hoặc móng chân của các vận động viên. Sử dụng một miếng bông được tẩm nước súc miệng áp lên khu vực này một vài lần trong ngày. Hãy chuẩn bị tinh thần bởi sẽ nhói một chút! Chân của vận động viên phải đáp ứng sau một vài ngày. Điều trị nấm móng chân có thể mất đến vài tháng. Nếu bạn không thấy đáp ứng nào, hãy đến khám ở bác sĩ da liễu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại