Gút (Gout) là một dạng viêm khớp gây đau đớn do sự tích tụ axit uric quá nhiều trong cơ thể. Bệnh gút có thể xảy ra ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, nhưng chủ yếu là ở ngón chân cái. Mỗi đợt viêm cấp tính có thể kéo dài 1 tháng và người có nguy cơ cao bị gút là nam giới và người béo phì. Dưới đây là 8 loại thực phẩm gây ra bệnh gút.
Hải sản không tốt cho những bệnh nhân gút vì nó có chứa nhiều purine, purine được chuyển hóa thành axit uric trong máu. Nếu bạn không bị bệnh gút cũng không nên ăn quá nhiều hải sản, bác sĩ khuyên không nên ăn quá 4 - 6 bữa một tuần.
Cá trích
Có một số loại cá những bệnh nhân gút có thể ăn được, tuy nhiên cá trích, cá ngừ, cá cơm thì tuyệt đối không nên ăn. Nhưng tôm nõn, tôm hùm hay cua lại coi là những thực phẩm an toàn cho người mắc bệnh gút.
(Ảnh minh họa).
Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh gút với những người dễ bị gút. Nguyên nhân là do bia làm tăng lượng axit uric và ngăn cản sự đào thải purine ra khỏi cơ thể. Với những bệnh nhân gút, rượu là lựa chọn tốt hơn, nhưng cũng không nên lạm dụng, mỗi tối chỉ nên uống một ly. Thế nhưng, có nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân gút tuyệt đối không nên uống bia rượu.
Thịt đỏ
Thịt đỏ có chứa một lượng purine cao, tăng lượng cholesterol hoặc làm tăng cân. Thịt trắng (thịt gà hoặc cá) là tốt hơn thịt đỏ. Tuy nhiên, bệnh nhân gút cũng không nên kiêng thịt đỏ hoàn toàn, có thể ăn một ít thịt bò, thịt lợn mỗi tuần.
Gà tây
Thịt gà tây và ngỗng có lượng purine cao nên những người bị bệnh gút nên tránh ăn các loại thịt này. Thịt gà, vịt là những lựa chọn an toàn hơn. Trong đó, thịt đùi là tốt hơn so với thịt ức. Những người dễ bị bệnh gút cũng nên giảm tối thiểu lượng thịt gia cầm nuôi công nghiệp và thú rừng.
(Ảnh minh họa)
Đồ uống có gas hoặc trước trái cây công nghiệp
Những bệnh nhân gút không nên uống những loại nước có siro bắp hoặc đường fructose, nước ngọt có gas và nước trái cây đóng chai công nghiệp. Những loại đồ uống này chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, tăng axit uric. Những phụ nữ thường xuyên uống những loại trên cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Một số loại rau
Măng tây, cải bắp, rau chân vịt và nấm là những loại rau có nhiều purine. Những bệnh nhân gút nên giảm lượng tiêu thụ loại rau này thay vì cắt bỏ hoàn toàn. Chế độ ăn toàn rau thúc đẩy sự bài tiết purine.
Gan, thận, lá lách nằm trong danh sách những thực phẩm cấm với bệnh nhân gút. Nói cách khác là tránh ăn thịt nội tạng của bò, cừu… Những loại thịt này không tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là bệnh nhân gút.
Gan động vật có chứa nhiều purine.
Có rất nhiều loại thực phẩm giúp điều trị bệnh gút:
-Các loại sữa ít béo
-Carbohydrate phức hợp: thường có trong ngũ cốc nguyên cám, các loại rau xanh, đậu
-Cà phê
-Trái cây đặc biệt là cam quýt
-Uống 12 - 16 ly nước mỗi ngày: nước, trà, nước trái cây tự nhiên và cà phê, hoặc bất kỳ chất lỏng nào (ngoại trừ nước ngọt và bia) thúc đẩy tuần hoàn máu và thải độc thông qua nước tiểu.
*Theo Steptohealth