8 đặc điểm của một người nghèo "kiết xác": Ghét người giàu có và thành công, kiếm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, nỗ lực làm việc

Proactive Thinker |

Bạn có thực sự nghĩ rằng sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo là người nghèo xem nhiều TV hay người giàu thì tắm nhiều không? Nếu bạn bỗng nhiên tắm thường xuyên hơn hoặc xem TV ít hơn, thực tế mà nói, bạn cũng chẳng giàu lên đâu. Sự khác biệt ấy thực chất là nằm ở tâm lí, ở cách chơi trò kiếm tiền.

1. Người nghèo thích chơi kiểu phòng thủ

Nếu bạn chơi một game phòng thủ với thái độ rất nghiêm túc thì cơ hội thắng trò chơi của bạn sẽ là bao nhiêu? Vô cùng thấp hoặc không, phải không?

Rất nhiều người chơi trò kiếm tiền theo cách đó. Mục tiêu chính của họ không phải thắng cuộc hay đứng đầu bảng mà chỉ là không để bị thua. Họ chỉ muốn có đủ tiền để chi trả hóa đơn và không rơi vào cảnh nợ nần. Chiến thuật này có một vấn đề: Khi mục tiêu của bạn đơn giản chỉ là nổi trên bề mặt thì bạn cũng sẽ đạt được như vậy thôi.

Tất nhiên, một số người có mục tiêu lớn hơn thế một chút. Họ tiết kiệm 10% thu nhập để đầu tư vào thị trường chứng khoán và hi vọng thị trường chứng khoán đó sẽ không sụp đổ; khi về già, họ vẫn có một khoản thu nhập để dựa vào. 

Nhưng có thể, đến thời điểm ấy, họ sẽ tự khóa mình trong vùng thoải mái với một số tiền lương nhỏ. Điều đó chẳng có gì là sai cả nhưng nếu như mục tiêu của bạn là chi trả hóa đơn hằng ngày, bạn sẽ chỉ giậm chân tại chỗ.

Nếu muốn trở nên giàu có thực sự, hãy dừng trò chơi này lại, thay vào đó, hãy trở thành người tiến công. Một người thông thái đã từng nói: "Nếu bạn hướng tới các vì sao, dù trượt, bạn cũng sẽ chạm tới mặt trăng".

8 đặc điểm của một người nghèo kiết xác: Ghét người giàu có và thành công, kiếm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, nỗ lực làm việc - Ảnh 1.

2. Người nghèo không coi trọng tự do

Khi đề cập đến tự do không có nghĩa là nơi bạn sống có dân chủ hay không. Tự do chính là sống đúng cuộc đời bạn muốn chứ không phải là cuộc sống mà người khác thay bạn định đoạt. Làm điều bạn muốn, theo cách bạn muốn và ở nơi mà bạn muốn!

Đó là lí do vì sao bạn thấy nhiều người nói: "Tiền không quan trọng! Đừng để cuộc sống phụ thuộc vào nó!" hay "Tiền bạc là mầm mống của tội ác". Bạn thấy nhiều người làm việc cả đời từ sáng đến tối chỉ vì vài đồng bạc để những người thu hóa đơn tránh xa nơi ở của họ. Họ làm những công việc mà họ ước họ có thể bỏ, vì họ không thích công việc đó và vì họ ghét sếp của họ. Nếu như có cơ hội, họ sẽ nghỉ việc.

Đó chính xác là lời giải thích cho đồng tiền định hình tự do! Những người giàu trở nên giàu hơn vì tiền khiến họ ngày càng tự do để sống cuộc đời họ muốn.

3. Người nghèo cật lực kiếm tiền

Nghe có vẻ hơi mâu thuẫn nhưng bạn có nghĩ mình cần phải làm việc chăm chỉ để kiếm tiền không? Những thứ mà mọi người làm khi họ muốn kiếm tiền là: Họ làm việc chăm chỉ để được thăng tiến. Và nếu như không đủ, họ sẽ nghĩ đến việc tăng ca hay kiếm một công việc làm thêm. Vấn đề xảy đến là: Cho dù họ được trả bao nhiêu đi chăng nữa, đến cuối ngày, thời gian sẽ bị giới hạn.

Và người giàu hoàn toàn hiểu điều đó nên thay vì chăm chỉ làm việc kiếm tiền, họ để đồng tiền làm việc cho họ. Họ xem đồng tiền như một công cụ giúp họ kiếm được nhiều hơn chứ không chỉ là một mẩu giấy đơn thuần có tác dụng mua bán. Họ có thể dùng để mua những thứ mình muốn giống như cách mọi người dùng tiền.

Tất nhiên, ban đầu, mọi người chắc chắn sẽ phải làm việc chăm chỉ để kiếm tiền nhưng nó chỉ là việc tạm thời đối với người giàu còn đối với người nghèo sẽ là mãi mãi. Khi bạn kiếm đủ tiền – đủ để nó có thể làm việc cho bạn, bạn sẽ có nhiều tự do hơn.

8 đặc điểm của một người nghèo kiết xác: Ghét người giàu có và thành công, kiếm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, nỗ lực làm việc - Ảnh 2.

4. Người nghèo tập trung vào những rào cản

Một người bạn của tôi muốn mở nhà hàng; thực tế, tôi đã nghe anh ấy kể câu chuyện này cách đây 3, 4 năm trước. Nhưng mỗi lần tôi hỏi anh ấy tại sao chưa bắt đầu, anh ấy đều trả lời rằng: "Mình không có tiền và cũng không thích nợ nần". Vấn đề nằm ở đó: người nghèo luôn nghĩ về những thứ có thể sai hướng trong quyết định.

Trong 4 năm đó, nếu quyết tâm mãnh liệt, anh ấy đã có thể tìm một nhà đầu tư hay ít nhất là tiết kiệm đủ để bắt đầu. Anh ấy thậm chí chưa nghiên cứu thị trường, không có lẩy cả một kế hoạch vạch rõ đường đi nước bước. Suy nghĩ của anh ấy chỉ quẩn quanh trong việc nếu có tiền, nhà hàng sẽ tự "sinh ra".

Ấy thế nhưng, khó khăn này sẽ chồng khó khăn khác sau khi mở nhà hàng. Không liên quan đến việc bạn muốn kinh doanh gì, sẽ luôn có những rào cản, sẽ có hàng triệu vấn đề đi lệch hướng. Và nếu như bạn giống như bạn tôi, luôn phàn nàn về những khó khăn và chẳng chịu bắt tay vào làm, bạn chắc chắn rơi vào tình trạng kinh tế tồi tệ mà anh ấy gặp phải.

5. Người nghèo nhận lương theo đúng giờ công

Bạn có thường nghe ai đó nói rằng: "Tôi chăm chỉ hơn bất kì ai khác", "Tôi xứng đáng được trả nhiều hơn thế", "Tôi có bằng cấp từ trường danh tiếng nọ", "Tôi thông minh và tài năng hơn"… không? Thực tế, chẳng ai quan tâm đến những lời khoe khoang đó đâu! Vấn đề là: Đến cuối cùng, bạn truyền đạt được bao nhiêu giá trị?

Cũng có thể bạn chăm chỉ hơn Jeff Bezos nhưng Bezos kiếm được 4,5 triệu USD/giờ còn bạn thì không! Vì khi bạn đang phàn nàn, công ty của ông ấy đã mang đến giá trị cho hàng triệu người khắp nơi trên thế giới.

6. Người nghèo không thích người thành công và giàu có

Có thể bạn ghét người ta vì một lí do nào đó nhưng không thể phủ nhận, để có vị trí như hiện tại, người đó đã làm việc chăm chỉ suốt một thời gian dài, kể cả khi được thừa kế một số tài sản. Chắc chắn người ta cũng có tính kỉ luật hơn bạn. Vậy, thay vì ghét họ, tại sao bạn không kết bạn với họ chứ!

8 đặc điểm của một người nghèo kiết xác: Ghét người giàu có và thành công, kiếm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, nỗ lực làm việc - Ảnh 3.

7. Người nghèo nghĩ họ biết mọi thứ

Đây chính là điều kì cục nhất.

Mọi người sẽ làm gì khi họ vướng vào vấn đề tài chính? Họ phàn nàn. Có vô số thứ mà bạn có thể đổ lỗi, từ chính quyền tới sếp quản lí trực tiếp. Nhưng nếu được gợi ý hãy đọc và tìm hiểu những điều cơ bản về quản lí tiền bạc, anh ta sẽ cau có: "Đây là tiền của tôi và tôi biết cách quản lí nó!". Nếu như đã biết rõ tất cả, vậy tại sao bạn luôn rỗng túi?

Bạn có nhận ra khi người ta rơi vào một cuộc tranh cãi, họ luôn cố gắng chứng minh họ đúng, kể cả khi họ sai thay vì cố gắng tìm hiểu và học hỏi?

8. Người nghèo không kiểm soát được tiền

Biết cách quản lí tiền nong không phải là tài năng thiên bẩm mà bạn phải học. Bạn đang kiếm tiền không có nghĩa là bạn sẽ biết cách quản lí tiền bạc hợp lí. 

Vấn đề đó là: Mọi người nghĩ rằng nếu họ bắt đầu quản lí tiền bạc, tự do của họ sẽ bị giới hạn. Họ không muốn bị hạn chế trong một ngân sách cố định hay cảm thấy khó khăn trước khi mua một món đồ. Cuối tháng, họ sẽ nhận lương và giờ họ muốn hưởng thụ.

Nhưng sự thật là: Nếu bạn không quản lí tiền bạc, bạn sẽ không bao giờ có thể chủ động tài chính. Và sự thỏa mãn thiếu suy nghĩ ngắn hạn đó không phải là tự do thực sự đâu. Hơn nữa, mọi người nghĩ rằng họ cần kiếm tiền để có thể kiểm soát. Nếu như bạn không thể quản lí khoản lương hợp lí, làm sao bạn có thể quản lí một khoản gấp 10 hoặc gấp 100 lần như thế?

Điều khiến người nghèo thật nghèo chính là tâm lí nghèo nàn yếu ớt. Vậy một trong những hậu quả của điều đó là bạn không có tiền. Tin tốt là bạn có thể thay đổi tâm lí đó. Điều đó không có nghĩa là ngày hôm sau bạn sẽ ngồi trên một đống tiền nhưng dần dần, bạn sẽ nhìn nhận mọi thứ theo một cách khác, bạn sẽ suy nghĩ theo một cách khác.

Thay vì than phiền, bạn sẽ biết tận dụng những cơ hội mà bạn gặp được. Qua thời gian, bạn sẽ cải thiện được tình hình tài chính. Có câu nói: "Cách tốt nhất để giúp người nghèo là đừng trở thành một trong số họ".

*Bài viết được dựa trên cuốn sách "Bí mật tư duy triệu phú" của tác giả Harv Eker.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại