Nếu chú trọng đến vấn đề chống trộm cho ô tô, chúng ta có thể từng biết tới một số giải pháp như thiết bị định vị GPS, khóa lái, khóa bánh xe,... Tuy nhiên, để có thể trang bị thiết bị chống trộm hiệu quả, tài xế nên tìm hiểu cách thức cũng như dấu hiệu nhận biết về những kẻ tình nghi.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết và biện pháp điển hình để bảo vệ chiếc xe của bạn thoát khỏi tầm ngắm của những tên trộm ranh mãnh:
1. Đánh dấu gương
Đây là một giải pháp khá hữu hiệu, không tốn nhiều tiền và thời gian, nhưng có thể giúp các chủ xe ô tô nhằm chống lại nạn bẻ trộm gương xe. Cụ thể, một dãy số nhận dạng (chính là biển số của chiếc xe, hoặc số WIN hay còn gọi là số khung) được khắc trên bề mặt gương bằng một loại axit chuyên dụng khiến cho kẻ trộm không thể tẩy xóa được.
Nhờ vậy, những kẻ trộm gương sẽ do dự, cân nhắc trước ý định lấy trộm khi trông thấy dãy số này. Đồng thời, việc in dãy số lên gương xe có thể giúp các cơ quan chức năng nhanh chóng tìm ra kẻ trộm cũng như điểm thu mua gương xe ô tô, tiêu thụ đồ gian.
2. Lắp đặt một màn hình camera nhỏ trong ô tô
Lắp đặt một chiếc camera nhỏ trong xe ô tô có thể giúp chống trộm hiệu quả. Ảnh: Internet
Khi lắp đặt thiết bị theo dõi nhỏ gọn này thì người chủ sở hữu thậm chí còn có thể nghe thấy mọi thứ đang diễn ra trong xe. Do đó, kẻ trộm sẽ do dự khi không thể mở cửa xe và khởi động động cơ vì chúng có thể gây ra tiếng động lớn, giống như một tín hiệu báo động.
Ngoài ra, tài xế có thể khiến kẻ trộm dè chừng bằng cách cài đặt tiếng còi lớn trong xe khi phát hiện có những chuyện động nhỏ nhất.
3. Để bánh xe quay về phía lề đường khi đỗ
Ảnh: Depositphotos
Cảnh sát khuyên các tài xế nên giữ bánh xe quay về phía lề đường khi dừng đỗ xe. Bởi vì, mẹo nhỏ này có thể gây khó khăn nhất định cho những kẻ đạo chích muốn ăn cắp chiếc xe của bạn bằng xe kéo.
Ngoài ra, để ăn cắp một chiếc xe ô tô, kẻ trộm sẽ phải thực hiện thêm nhiều thao tác, và với cách đỗ xe "gây khó" trên sẽ khiến chúng sớm từ bỏ ý định vì mất nhiều thời gian và gây sự chú ý tới những người xung quanh.
4. Cất giấu điệ n thoại trong xe ô tô
Ảnh: BS
Nếu buộc phải rời khỏi xe ở một nơi khá xa lạ và vắng vẻ, thì tài xế nên cất giấu một chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng có kết nối Internet ở một nơi kín đáo trên xe. Sau đó, để theo dõi vị trí của chiếc xe, bạn có thể sử dụng chức năng "Tìm điện thoại của tôi" và kết quả nhận được chỉ trong thời gian chưa tới một phút.
5. Bọc chìa khóa ô tô trong giấy bạc: Giải pháp ít tài xế biết đến
Cất chìa khóa thông minh trong giấy bạc giúp chống trộm hiệu quả. Ảnh: Depositphotos
Hiện nay, chìa khóa thông minh là một trang bị quan trọng và phổ biến đối với các mẫu xe hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề là những chiếc chía khóa này rất dễ bị kẻ gian xâm nhập tín hiệu, lợi dụng điểm yếu để ăn cắp chiếc xe của bạn. Trên thực tế, những chiếc xe ô tô được thiết kế trong tình trạng đợi tín hiệu từ chìa khóa thông minh.
Do đó, các tên trộm có thể mua những thiết bị để kích sóng tín hiệu của chìa khóa thông minh đang nằm trong túi áo, trong nhà của bạn, để sao chép mã nhằm tiếp cận chiếc xe.
Bọc chìa khóa thông minh trong giấy bạc có thể ngăn chặn được các thiết bị kích sóng. Ảnh: BS
Vì vậy thực sự rất nguy hiểm nếu chiếc xe của bạn rơi vào tầm ngắm của kẻ gian. Theo các chuyên gia, để giúp chiếc xe của bạn tránh được cách ăn trộm "gián tiếp" này thì nên bọc chìa khóa thông minh vào giấy bạc, lò vi sóng, hoặc để trong túi Faraday (loại túi được làm bằng chất liệu có thể ngăn cách được hoàn toàn thiết bị kết nối với mạng viễn thông).
Điều này có thể ngăn chặn được các các thiết bị kích sóng hay sao chép tín hiệu của chìa khóa thông minh.
6. Nhận biết "kịch bản" của kẻ trộm
Dưới đây là một số cách nhận biết tín hiệu lấy cắp ô tô chỉ trong thời gian ngắn:
Kẻ trộm thướng cố tình gây ra tai nạn nhỏ hoặc lợi dụng các tình huống tương tự như vậy xảy ra trên đường để ăn cắp xe ô tô. Ảnh: Depositphotos
Gây tai nạn nhỏ: Những tên trộm thường cố tình gây ra một tai nạn nhỏ để nhằm đánh lạc hướng người lái và ăn cắp chiếc xe. Đó là lý do khi xảy ra va chạm thì người lái nên bình tĩnh đóng cửa sổ, khóa cửa xe và gọi điện báo cho cảnh sát. Đừng mải mê đôi co tranh cãi về vụ tai nạn trong khi cửa xe mở và nhiều đồ đạc có giá trị của bạn vẫn còn đang ở trong xe.
Cố tình đánh lạc hướng: Những tên trộm rất ranh mãnh, chúng có thể đánh lạc hướng tài xế bằng các tình huống như dính một mảnh giấy lên gương chiếu hậu, giả vờ chặn xe, làm một điều gì đó tốt cho chiếc xe ... nhằm lôi kéo người lái ra khỏi xe. Sau đó, trong lúc người lái sơ hở ra khỏi xe, thì tên trộm đã nhanh chóng vào xe và nhanh chóng tẩu thoát.
7. Đừng tạo cơ hội hay mất cảnh giác với kẻ trộm
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, xe ô tô thường bị "vặt" phụ tùng nhiều nhất ở các bãi đỗ xe công cộng, trạm xăng, ngã tư hoặc vị trí gần các máy ATM.
Chớ coi thường kẻ trộm, hãy cẩn thận mọi lúc mọi nơi. Ảnh: Depositphotos
Để phòng ngừa, tài xế luôn nhớ phải đóng cửa sổ, thiết lập chế độ cảnh báo trước khi rời ô tô, ngay cả khi trả tiền tại các trạm xăng, hạn chế tránh đỗ xe ở những chỗ vắng vẻ, không có camera hay bảo vệ.
Đặc biệt, bạn không nên lái xe một mình vào ban đêm, chủ động trang bị các thiết bị bảo vệ chiếc xe, cố gắng đỗ xe ở những bãi đỗ có người trông coi, đèn chiếu sáng và trang bị camera quan sát.
Khi về nhà riêng, bạn cũng không nên để chìa khóa xe ở những vị trí gần cửa ra vào, hoặc các nơi dễ quan sát để đề phòng kẻ gian lấy cắp.
Tham khảo nguồn: BS, Iflscience