Khi trẻ bị nhiễm lạnh, là rất dễ bị chảy nước mũi vì cơ thể nhạy cảm, đồng thời, chảy nước mũi cũng là triệu chứng ban đầu của bệnh cúm.
Nếu mức độ chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi của trẻ không nặng, không ảnh hưởng đến việc ăn uống và ngủ bình thường của trẻ, thì cha mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều, chỉ cần chú ý đến việc giữ ấm cho trẻ thông thường, hoặc dùng giải pháp vật lý trị liệu là có thể chữa khỏi. Nếu nghiêm trọng hơn, kèm theo tiêu chảy, sốt cao (≧ 38.5 ℃), buồn nôn… thì cần phải điều trị bằng thuốc.
Cách chăm sóc trẻ khi bị chảy nước mũi
Nếu em bé chỉ sốt nhẹ, sổ mũi nhẹ, thì có thể dùng các giải pháp trị liệu đơn giản ngay tại nhà theo hình thức vật lý trị liệu của Đông y, điều chỉnh chế độ ăn uống. Sau đây là những "tuyệt chiêu" đơn giản cha mẹ nên thử áp dụng cho trẻ, cũng có thể áp dụng cho người lớn.
1. Chườm nóng
Dùng một chiếc ăn mỏng nhỏ thấm vào nước ấm, sau đó đặt lên mũi của trẻ. Cách làm này sẽ làm hơi ấm tác động vào mũi, làm cho nước dịch mũi loãng ra, tự chảy ra ngoài.
Nếu trong mũi có dính mảng bám, thì có thể chườm nhiều lần, nước nguội lại nhúng ấm lại đắp chườm cho trẻ. Cách làm nên nhẹ nhàng, từ tốn. Nếu bị gỉ mũi nhiều, có thể vuốt nhẹ cánh mũi giống như mát xa, nhúng ẩm miếng bông nhỏ cho vào mũi để lau vệ sinh gỉ mũi. Kiên trì làm cho đến khi mũi sạch.
2. Ngâm chân nước ấm, uống nhiều nước ấm
Trước khi đi ngủ dùng ít nước ấm ngâm chân cho trẻ, có thể thêm một vài lát gừng trong nước để loại bỏ lạnh, giúp trẻ cảm thấy ấm áp hơn. Hãy cẩn thận không làm nước nóng quá dễ bị làm bỏng chân trẻ.
Sau khi nước trong chậu ngâm chân nguội đi thì có thể tiếp tục thay đổi nước cho đến khi trẻ có dấu hiệu ra mồ hôi trán, đồng thời uống nhiều nước ấm. Cách làm này giúp máu lưu thông, làm loãng dịch mũi, dễ vệ sinh, nên cho trẻ nghỉ ngơi sớm.
3. Xông mặt, giữ ẩm
Nếu nhà bạn có máy xông mặt thì có thể sử dụng cho trẻ xông cả hơi nóng và hơi ẩm. Xông mặt cũng là cách làm cho dịch mũi của trẻ loãng ra, chảy ra ngoài và sạch dần một cách tự nhiên.
Khi sử dụng chú ý không để máy xông sát vào mặt trẻ vì có thể gây hỏng da của trẻ. Mỗi lần sử dụng không nên quá lâu, tối đa khoảng 3 phút là dừng.
4. Tăng nhiệt độ trong nhà hoặc duy trì sự cân bằng giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời
Khi nhiệt độ trong nhà giảm thấp hoặc chênh lệch quá so với nhiệt độ ngoài trời, có thể khiến cho trẻ bị chảy nước mũi hoặc có các dấu hiệu cảm. Do trẻ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, bị kích thích với không khí, nên cha mẹ nên giữ nhiệt độ trong nhà và ngoài trời cân bằng.
Đây cũng là cách giúp trẻ làm quen, không bị sốc nhiệt khi tiếp xúc môi trường bên ngoài, giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi.
5. Vệ sinh, làm sạch mũi
Khi trẻ bị sổ mũi quá nhiều, tiếng thở khò khè hoặc luồng thở bị cản trở, cha mẹ nên dùng máy hút mũi xử lý sạch dịch mũi cho trẻ. Khi sử dụng dụng cụ hút mũi thì nên hút một bên, bịt mũi một bên sẽ hiệu quả hơn.
Ngoài ra, mỗi lần hút mũi có thể hút ra nhiều dịch mũi và mảng bám, nên cha mẹ nên kiểm tra mũi của trẻ trước khi hút, thao tác thực hiện nên nhẹ nhàng, tránh đưa dụng cụ quá sâu vào mũi trẻ, làm khoang mũi bị tổn thương. Sử dụng xong cần vệ sinh triệt để dụng cụ hút mũi.
6. Uống nước mật ong và tỏi
Đây là giải pháp trị liệu dành cho trẻ 1 tuổi trở lên, trẻ nhỏ hơn không được áp dụng, vì trẻ dưới 12 tháng tuổi uống mật ong có thể có nguy cơ ngộ độc. Trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng bình thường.
Dùng một lượng tỏi và mật ong tương đối bằng nhau, nghiền nhỏ tỏi thành nước, pha với nước nóng khoảng 80 độ C, mỗi lần uống khoảng 1 thìa canh, mỗi ngày uống từ 4-6 lần, có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ nước mũi và cảm cúm.
7. Uống nước hành nấu
Hành lá gốc trắng, thông thường chọn cây hành to, dùng phần gốc màu trắng nấu thành nước canh cho trẻ uống có tác dụng tốt trong việc giúp loại bỏ cảm cúm và chảy nước mũi ở trẻ.
Dùng củ hành trắng phần gốc dài, cắt ngắn vừa ăn, cho thêm khoảng 300ml nước nấu sôi lên. Nếu trẻ không chịu ăn vì mùi vị hăng thì có thể thêm một chút nước đường cho trẻ dễ uống hơn.
Sổ mũi, ngạt mũi do viêm mũi, viêm xoang khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt thường nhật. Gia đình ca sĩ Hoàng Bách thường dùng thuốc xịt mũi Coldi-B
*Theo Health/Sohu