Khi nói về Lý Tiểu Long, bạn sẽ nghĩ đến người như thế nào? Hầu như mọi người có ấn tượng ông là một cao thủ võ thuật, dễ dàng hạ gục đối phương trong tích tắc.
Nhưng ngoài sở hữu khả năng võ thuật đáng gờm, ông còn là một triết gia.
Từ khi tuổi đời còn trẻ, Lý Tiểu Long đã suy ngẫm làm sao để sống có ý nghĩa nhất có thể. Vì vậy, ông đã đọc vô số các thể loại sách, vào độ tuổi 30, ông đã có cho riêng mình một thư viện với hàng nghìn đầu sách các loại.
Lý Tiểu Long không phải một người chỉ biết nói, mà ông luôn thể hiện bằng hành động. Ông áp dụng những kiến thức, bài học tích lũy được vào đời sống, thậm chí vào võ thuật.
Ông không coi võ thuật chỉ là một môn thể thao đấu đá, cạnh tranh mà là một cách để khám phá và thể hiện bản thân.
Qua từng trận đấu, ông hiểu được chính mình, đưa bản thân bước ra vùng an toàn và vượt qua nỗi sợ, thử thách giới hạn của mình.
Sau nhiều năm vượt qua các thăng trầm, ông rút ra cho mình nhiều bài học. Dưới đây là 7 triết lý sống sâu sắc trong số nhiều châm ngôn đắt giá của Lý Tiểu Long:
Mềm mại như nước chảy
Cuộc đời là bất định, luôn luôn thay đổi, con người phải học cách thích ứng với mọi hoàn cảnh.
Nhiều người mặc định "nước" quá mỏng manh, là biểu tượng của sự yếu đuối. Nhưng Lý Tiểu Long không nghĩ vậy, ông coi đó là cội người của sức mạnh, ông nói: "Hãy giống như dòng nước bởi vì nó mềm mại, đàn hồi và vô dạng.
Nó không bao giờ có thể bị đứt gãy".
Nước là chất lỏng, nhưng bền bỉ hơn bất cứ thứ gì. Đó là bởi khả năng di chuyển, gắn kết, nước không cần làm gì nhưng vẫn chinh phục tất cả.
Cũng giống như vậy, chúng ta có thể vượt qua các vật cản, trở ngại trên đường đời mà không tấn công chúng, thay vào đó là sự thích nghi, hòa nhập để rồi từ từ chiến thắng mà tốn ít công sức nhất.
Đừng để bị ràng buộc bởi niềm tin
Từ khi tuổi đời còn trẻ, Lý Tiểu Long đã suy ngẫm làm sao để sống có ý nghĩa nhất có thể. Vì vậy, ông đã đọc vô số các thể loại sách, vào độ tuổi 30, ông đã có cho riêng mình một thư viện với hàng nghìn đầu sách các loại.
Lý Tiểu Long không phải một người chỉ biết nói, mà ông luôn thể hiện bằng hành động. Ông áp dụng những kiến thức, bài học tích lũy được vào đời sống, thậm chí vào võ thuật.
Vào mùa hè năm 1972, một nhà báo phỏng vấn Lý Tiểu Long hỏi ông theo tôn giáo nào, ông cho biết: "Tôi không theo tôn giáo nào hết".
Nhưng nhà báo vẫn muốn biết nhiều hơn và hỏi ông có tin vào Chúa không, Lý Tiểu Long trả lời: "Thật lòng mà nói, tôi không tin".
Lý Tiểu Long không theo tôn giáo nào, bởi theo ông, đó không chỉ giới hạn con người mà còn không thực tế. Mặc dù là một con người có nhiều triết lý, ông coi các nguyên tắc, tư tưởng là dấu hiệu để đi tìm sự thật, cốt lõi vấn đề.
Vì vậy theo ông, không nên quá trói buộc bản thân mà dựa vào những điều đó để xem chúng dẫn ta tới đâu.
Một câu nói nổi tiếng của ông từ bộ phim "Long tranh hổ đấu": "Giống như ngón tay đang trỏ phía mặt trăng. Đừng tập trung vào đầu ngón tay nếu không bạn sẽ bỏ mất cảnh đẹp".
Sự thật luôn có nhiều mặt và không có một từ ngữ nào cụ thể để diễn giải chúng.
Đơn giản là chìa khóa
Lý Tiểu Long từng nói: "Không quan trọng mỗi ngày thêm bao nhiêu mà là mỗi ngày bớt đi bao nhiêu, hãy vứt bỏ điều gì không cần thiết. Càng gần điểm cốt yếu bao nhiêu, càng ít lãng phí bấy nhiêu".
Phần lớn chúng ta dành quá nhiều thời gian cho nhiều điều không quan trọng. Làm những việc mình không muốn, mua những thứ về không dùng, dành thời gian với những người ta không thoải mái…
Vì vậy, cuộc sống trở nên phức tạp và nặng nề.
Lý Tiểu Long cho rằng, sự đơn giản là chìa khóa để có niềm vui và phát triển bản thân. Ông chia sẻ: "Đơn giản hóa giống việc một nhà điêu khắc trong quá trình tạc tượng, họ loại bỏ những phần không cần thiết để tạo nên một kiệt tác nghệ thuật".
Sống đơn giản sẽ giúp ta nhìn nhận ra những gì không quan trọng, học cách trưởng thành và tập trung vào những điều cốt lõi.
Như vậy loại bỏ được phần nào những gánh nặng phát sinh và hướng về những gì thật sự cần thiết, không còn bị xao nhãng bởi những thứ vụn vặt, sống có ý nghĩa hơn.
Tình yêu đâu chỉ là sự lãng mạn
Ai cũng muốn yêu và được yêu nhưng không phải ai cũng hài lòng với chất lượng mối quan hệ hiện có. Đó là vì họ có quan niệm chưa đúng về tình yêu.
Những bộ phim, sách truyện thường chỉ khắc họa khía cạnh màu hồng của các cặp đôi, nhưng cuộc sống là muôn màu, đâu phải lúc nào cũng có thể mãi vui vẻ với nhau.
Lý Tiểu Long đã nói: "Hạnh phúc đến từ sự thích thú như lửa rực cháy, nhưng nó cũng đi rất nhanh".
Ông cho rằng, một mối quan hệ vững chắc cần đầu tư rất nhiều thời gian, một khi có thể kiên trì, gốc rễ của tình yêu cũng trở nên bền vững hơn.
Chia sẻ về cuộc sống hôn nhân của mình, ông nói: "Trước khi cưới, chúng ta không có thời gian ra ngoài nhiều, mà dành thời gian ngồi nhà xem tivi và trò chuyện với nhau.
Nếu chỉ chia sẻ những thời gian vui vẻ, khi kết hôn, mọi người sẽ cảm thấy cuộc sống rất tẻ nhạt, và tình cảm cũng phai dần".
Để có một mối quan hệ bền lâu, thời gian là thứ quan trọng. Không chỉ những lúc vui vẻ mà còn sẻ chia cả những khoảnh khắc buồn bã, thất vọng, có vậy mới thật sự hiểu về đối phương.
Thể hiện bản thân
Lý Tiểu Long có một câu nói nổi tiếng: "Hãy luôn là chính mình, thể hiện bản thân, có niềm tin vào bản thân. Đừng ra ngoài tìm kiếm một bản thể và biến mình thành bản sao của nó".
Trong tâm trí ông, mỗi cá nhân là một mang một bản sắc riêng biệt, thế nhưng họ lại không dám thể hiện sự đặc biệt của mình.
Thay vào đó, họ cố bắt chước và trở thành con người không phải mình. Ông cho rằng họ đang hủy hoại cuộc sống của bản thân.
Trong một bài viết năm 1973, Lý Tiểu Long chỉ ra: "Hầu như mọi người đang sống vì hình tượng.
Họ cố tỏ ra mình là người này, người kia và lãng phí năng lượng của mình. Họ chọn cách đó thay vì tập trung vào tiềm năng và bày tỏ cái tôi vốn có".
Phát triển bản thân
Ông coi cuộc đời như một hành trình khám phá: mỗi ngày trôi qua, chúng ta ngày càng thấu hiểu bản thân và thế giới xung quanh, và trở nên trưởng thành hơn.
Dĩ nhiên, hành trình này có nhiều trở ngại, mắc sai lầm cũng là phần quan trọng để học cách vượt qua chúng.
Đừng lo ngại về việc mắc sai lầm, chỉ khi có vấp ngã mới học được cách để tiến lên. Lý Tiểu Long từng nói: "Lỗi sai luôn luôn được tha thứ nếu người đó biết thừa nhận".
Đừng chỉ nói, hãy hành động
Trong một bài viết năm 1973, Lý Tiểu Long chỉ ra: "Hầu như mọi người đang sống vì hình tượng.
Họ cố tỏ ra mình là người này, người kia và lãng phí năng lượng của mình. Họ chọn cách đó thay vì tập trung vào tiềm năng và bày tỏ cái tôi vốn có".
Với vị huyền thoại này, ông đi tìm bản chất của vấn đề không phải chỉ để tỏ ra thông thái, mà ông muốn áp dụng nó vào đời sống.
Kiến thức không dùng được ở thực tiễn, không có mục đích thì cũng vô dụng: "Biết là không đủ, phải áp dụng. Muốn là không đủ, phải làm".
Suy nghĩ, cân nhắc nhiều sẽ khiến bạn phân tích quá chi tiết dẫn đến lo lắng, sợ hãi và không thể đi đến hành động.
Để thoát khỏi tình trạng này, ông nói: "Hãy cứ làm đi", bởi có thể nó thất bại nhưng ít nhất bạn sẽ không hối tiếc và rút ra bài học cho lần sau.
"Đừng sợ thất bạị. Không có thất bại không có thành tựu lớn, đó là lỗi lớn. Nếu đã cố hêt sức, dù thất bại cũng là một thất bại vinh quang".
* Theo Theunboundedspirit.com