Thông thường độ đuổi mãn kinh ở nữ giới là từ 47- 55 tuổi. Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt sau 55 tuổi mới mãn kinh do chăm sóc sức khỏe tốt. Ngược lại, người có thói quen vệ sinh kém, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ trong thời gian dài tuổi mãn kinh sẽ đến sớm hơn.
Yếu tố khu vực cũng ảnh hưởng tới thời gian mãn kinh. Ví dụ độ tuổi bình quân mãn kinh ở phụ nữ Châu Âu là 52 tuổi, còn ở Châu Phi lại sớm hơn rất nhiều bình quân là 48 tuổi. Độ tuổi mãn kinh sớm hay muộn cũng còn bị ảnh hưởng bởi khí hậu, độ cao so với mực nước biển.
Ngoài ra, thời gian mãn kinh cũng được quyết định bởi tình trạng bản thân. Ví dụ người có chế độ dinh dưỡng không tốt, bị mắc bệnh về rối loạn trao đổi chất hoặc bị trầm cảm lâu ngày rõ ràng sẽ mãn kinh sớm hơn những người bình thường.
Sau đây là 7 thay đổi xuất hiện trên cơ thể báo hiệu thời kỳ mãn kinh sắp tới
1. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt có 4 biểu hiện sau.
Ảnh minh họa
- Lượng kinh nguyệt thay đổi
Lượng kinh nguyệt có thể bình thường hoặc ít hơn lúc trước. Khoảng thời gian kinh nguyệt thất thường có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Lượng kinh từ rất ít cho đến ồ ạt.
- Kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều có lúc kéo dài hoặc tắt kinh ngắt quãng. Có lúc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 1-3 tháng cho đến khi kinh nguyệt không xuất hiện nữa.
- Màu máu kinh thay đổi
Màu kinh nguyệt nhạt đi, có màu hồng nhạt, cũng có lúc biến thành màu đen kèm theo máu cục. Đây là do máu ứ đọng trong tử cung quá lâu gây nên.
- Đột ngột tắt kinh
Lúc trước kinh nguyệt bình thường sau tuổi 50 đột ngột tắt kinh. Có trường hợp lượng kinh dần dần ít đi cho đến khi tắt kinh.
2. Cơ thể nóng bừng
Ảnh minh họa
Nóng bừng hay còn gọi là bốc hỏa là triệu chứng thường gặp nhất của tiền mãn kinh. Hiện tượng này chính là đột ngột cảm thấy một luồng khí nóng đi khắp cơ thể đặc biệt là phần đầu mặt và ngực. Đồng thời sắc mặt đỏ bừng sau đó ra mồ hôi và cảm thấy ớn lạnh.
3. Loãng xương
Estrogen là hoocmon quan trọng để duy trì sức khỏe cho xương, giúp tăng tốc độ hấp thụ của canxi. Khi sắp đến thời kỳ mãn kinh chức năng buồng trứng bị suy giảm estrogen trong cơ thể bị giảm sút khiến trọng lượng xương bị mất một lượng lớn từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.
Ảnh minh họa
4. Tâm trạng dễ kích động
Tâm trạng thất thường, khó kiểm soát, dễ bị kích động, nổi nóng hoặc trầm cảm, đa nghi.
5. Sinh lý thay đổi
Vòng 1 bắt đầu teo dần không còn căng tràn như trước, niêm mạc niệu đạo mỏng đi thậm chí xuất hiện hiện tượng tiểu mất kiểm soát. Vùng da âm đạo nhăn, xuất hiện hiện tượng khô rát, độ đàn hồi kém.
6. Sau khi dừng kinh nguyệt lại bị ra máu
Có trường hợp sau một khoảng thời gian dừng kinh tử cung lại đột ngột bị ra máu. Đó là do chức năng buồng trứng vẫn chưa hoàn toàn mất đi, vẫn có thể tiết ra estrogen cho nên dẫn đến tình trạng ra máu nhưng lượng máu ra rất ít.
7. Bồn chồn lo lắng
Có trường hợp khi bị bốc hỏa còn kèm theo triệu chứng bồn chồn, lo lắng. Nhưng chúng không kéo dài thường chỉ xuất hiện trong vài phút. Trường hợp nhẹ thì bị vài lần trong một ngày, nặng thì xuất hiện vài chục lần.
*Theo Sina
Xem thêm:
Khám phá sự thay đổi thú vị của cơ thể phụ nữ trong một tháng