Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn. Có những loại không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, nhưng có những loại được coi là mầm mống của bệnh tật. Hiệp hội y tế dự phòng TQ đã từng công bố trong sách trắng điều tra về vệ sinh căn bếp các gia đình.
Có nhiều loại vi khuẩn được nhắc đến như tụ cầu khuẩn Staphyloccocus aureus Rosenbach, nấm canidia Albicans, vi khuẩn đường ruột Escherichia coli, salmonella và 19 loại vi khuẩn khác.
Nhiều người vì bận việc, vì lười... thường ngâm bát đĩa cần rửa ở trong nước, cách làm này vô cùng nguy hiểm! Bởi chậu bát đĩa mà bạn ngâm đó chính là nơi nuôi dưỡng các loại vi khuẩn!
Chậu bát đĩa ngâm là nơi nuôi dưỡng các loại vi khuẩn.
Đã từng có phát hiện qua một thử nghiệm như sau: cho 1 - 5g thịt hoặc cá, gạo, rau vào trong bát nước, để trong phòng 10 giờ đồng hồ, số lượng tụ cầu khuẩn staphyloccocus, vi khuẩn escherichia coli trong bát tự nhiên tăng lên đến 70 nghìn lần so với ban đầu!
Một khi trên chậu bát có không ít những vi khuẩn gây bệnh như thế, thì trên miếng bọt biển, nước rửa bát, trên bát đĩa cũng sẽ còn một số lượng nhất định vi khuẩn còn sót lại.
Không chỉ có như vậy, tổng số vi khuẩn cao nhất trên miếng rửa bát ước tính khoảng 500 tỷ con! Theo số liệu của viện nghiên cứu phát triển công nghiệp thực phẩm Đài Loan từng công bố thì trên một miếng rửa bát hoàn toàn mới sau một tuần sử dụng, số lượng vi khuẩn sinh sôi lên đến 2,2 tỷ con.
Vi sinh vật trên miếng rửa bát có thể lại lan nhiễm sang đồ ăn, rồi từ đồ ăn tấn công vào cơ thể người, gây ra các chứng bệnh liên quan. Hơn nữa, sử dụng càng lâu, vi khuẩn lại càng có cơ hội phát triển nhiều hơn.
Miếng rửa bát sau một tuần sử dụng có 2,2 tỷ vi khuẩn.
Miếng rửa bát nhà bạn bao lâu rồi chưa giặt? Còn có những thói quen xấu nào đe dọa đến sức khỏe gia đình bạn? Dưới đây là những thói quen rửa bát hết sức sai lầm, nếu bạn cũng mắc phải thì hãy khẩn trương thay đổi, nếu không toàn bộ vi khuẩn sẽ được bạn và gia đình mang hết vào người!
1. Những cách rửa bát sai lầm
• Ngâm bát đũa trong nước quá lâu
Chuyên gia cảnh báo, bát đũa sau khi sử dụng không nên ngâm quá lâu trong chậu rửa, nhất định trong vòng 4 giờ phải rửa sạch sẽ. Vì vi khuẩn sinh sôi có tính quy luật, khi ở trong môi trường mới, trong khoảng từ 1 đến 4 giờ là thời gian thích ứng của nó. Đây là thời điểm chúng chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc sinh sôi sau này.
Trong 8 đến 18 giờ, vi khuẩn bắt đầu tăng trưởng nhanh chóng theo cấp số nhân. Khi ngâm bát đũa trong nước, các loại dầu mỡ còn lưu lại trên bát đũa là thức ăn cơ bản để nuôi dưỡng vi khuẩn, cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi trong chậu rửa. Sau 4 giờ đồng hồ chúng sẽ nhiều lên với tốc độ nhanh chóng.
• Sau bữa ăn để bát đũa chất đống vào nhau
Trước khi rửa bát đũa nên phân loại những thứ cần rửa. Ví dụ bát đĩa dính dầu mỡ, bát đĩa không dính dầu mỡ, đồ để thịt sống và đồ để thức ăn đã nấu chín, đồ để rau quả... Khi rửa, rửa trước loại không dầu mỡ, rửa đồ đựng thức ăn chín trước, rửa đồ đựng thịt sống sau. Miếng rửa bát cũng nên dùng riêng cho từng loại.
(Ảnh minh họa)
• Không pha loãng nước rửa bát
Dùng nước rửa bát mà không rửa sạch, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì thế, trước khi dùng nước rửa bát, nên pha loãng vài giọt nước rửa bát trong nửa bát nước, chỉ cần dùng một lượng nhỏ để rửa bát là được. Không nên xoa trực tiếp nước rửa bát lên miếng rửa bát.
Dù là dùng nước rửa bát gì cũng đều phải được rửa sạch sẽ. Trước đây, khi chưa có nước rửa bát, mọi người thường dùng nước nóng để rửa, tốt cho môi trường.
Nước nóng có thể làm giảm độ dính của dầu mỡ, khiến chúng dễ dàng bị rửa sạch. Nếu khi rửa bát, dầu mỡ trên bát đũa quá nhiều, có thể kết hợp dùng thêm nước nóng và nên mang găng tay khi rửa.
• Không chờ bát đũa khô đã cất
Sau khi rửa bát đũa, nên để bát đũa khô, không nên dùng khăn lau lau khô, để tránh sự lan truyền của vi sinh vật. Nếu sợ rằng nồi xoong gỉ sắt, sau khi rửa nên dùng giấy ăn dùng cho nhà bếp thấm khô nước. Ngoài ra, chú ý những đồ dùng như đũa, thớt dễ sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư gan.
Dùng khăn lau khô đồ dùng sau khi rửa.
• Miếng rửa bát dùng lâu không thay
Vi khuẩn trên miếng rửa bát càng nhiều, thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng lớn. Vì thế, cần thường xuyên thay miếng rửa mới, tốt nhất mỗi tuần thay một miếng mới. Hơn nữa, khăn lau trong nhà bếp cũng nên phân ra dùng giống như dùng thớt, cái nào dùng cái nấy, để tránh vi khuẩn lan truyền lẫn nhau.
Lau bàn, đồ đựng nước một loại khăn, lau dao và xoong nồi dùng riêng một loại khăn và một loại khăn để chuyên lau bát đũa.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý, vi khuẩn luôn thích môi trường ẩm ướt, vì vậy không nên tiện tay để miếng rửa bát ngay trên chậu rửa hay trên bàn bếp, sau khi giặt sạch cần hong khô thật kĩ. Dùng nước rửa bát giặt khăn lau chỉ là một cách khử trùng không triệt để, không thể diệt hết vi khuẩn trên khăn lau.
Các cách khử trùng khăn lau hay miếng rửa bát:
- Khử trùng bằng lò vi sóng: sau khi thấm ướt khăn lau cho vào lò vi sóng làm nóng 3 phút.
- Khử trùng bằng nước sôi: cho khăn lau vào nồi nước sôi đun trong 3-4 phút.
- Khử trùng bằng dung dịch khử trùng: cho 1 ml dung dịch khử trùng 84 vào 250 ml nước sạch, cho khăn lau vào ngâm trong 2 giờ đồng hồ trở lên.
- Khử trùng bằng cách phơi nắng: phơi khăn lau dưới ánh nắng mặt trời.
• Rửa bát quên không rửa sạch đáy bát
Khi rửa bát, một số người chỉ chú ý rửa trong lòng bát mà quên mất bên ngoài và bên dưới đáy bát, kết quả là khi bát chồng lên nhau, đáy bát này nằm trong lòng bát kia, tạo điều kiện cho vi khuẩn còn nằm dưới đáy bát lây lan. Vì vậy, rửa bát phải rửa kĩ từng chi tiết, không bỏ qua chỗ nào mới đảm bảo an toàn.
Nhiêù người có thói quen chỉ rửa trong lòng bát đĩa mà không rửa bên ngoài và đáy.
2. Vài chi tiết quan trọng cần chú ý khi rửa bát đũa
• Mỗi khi thu dọn bàn ăn sau bữa ăn, trước tiên cần thu dọn thức ăn thừa và khăn giấy đã dùng. Nếu trong bát ăn có dầu mỡ động vật, nên dùng giấy thấm dầu hoặc giấy ăn trong nhà bếp lau qua một lượt, rồi mới bắt đầu rửa. Vì dầu mỡ khá dính, nếu trực tiếp đổ vào ống thoát nước, nhiều lần sẽ gây tắc đường ống.
• Khi rửa bát, dùng nước rửa bát rửa sạch bên trong và bên ngoài, sau đó, dùng vòi nước xối sạch. Như vậy mới làm sạch hết được vi khuẩn và nước rửa bát còn bám trên bát đũa.
Trong gia đình nếu có thành viên nào dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp trong dạ dày) hoặc người già, trẻ nhỏ sức đề kháng kém, lưu ý rửa bát đũa xong, nên dùng nước sôi tráng lại một lần nữa, cuối cùng lau khô.
• Dùng nước rửa bát rất tiện và rửa cũng rất sạch, nhưng cần phải xối nước nhiều lần mới sạch hết được. Có thể dùng tinh bột thay cho nước rửa bát, tinh bột kết hợp với dầu mỡ sẽ dễ dàng rửa sạch dưới nước.
*Theo Ifeng.