7 kiểu người bị đào thải sớm trước biến cố và dịch bệnh: Hãy xem trong đó có bạn không?

Ngọc Thuỷ |

Dịch bệnh đang thử thách khả năng cũng như năng lực mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp trong xã hội. Đứng trước dịch bệnh, có người bối rối, có người chẳng hề hấn gì và có những người sẽ phải đứng trước nguy cơ.

01

Người có miễn dịch kém

Lần dịch bệnh này mang đặc điểm "mềm nắn rắn buông". Từ phân tích hiện tại về nhóm người dễ gặp nguy hiểm cho thấy, đại đa số là nhóm người có sức đề kháng kém như trung niên và người già. 

Bản thân họ vốn là những người có sức miễn dịch, đề kháng kém, nên khó lòng chịu đựng được sự giày vò của vi-rút mầm bệnh.

Về phần những người trẻ khỏe, dù có bị nhiễm bệnh, một số người trong số họ có thể sẽ không có triệu chứng rõ rệt, hay thậm chí không cần bất cứ sự điều trị nào. 

Có thể tự khỏi nhờ vào hệ miễn dịch của mình. Bất giác khỏi bệnh mà không hề hay biết.

Qua đây có thể thấy rằng miễn dịch mới là sức cạnh tranh lớn nhất của con người, để có thể phá tan vòng vây đả kích của một số lô-gíc thương mại.

Trước kia, chúng ta khủng hoảng vì sợ không kiếm được tiền, còn giờ đây chúng lại khủng hoảng vì lo lắng sẽ mất mạng.

Đứng trước cái chết, mọi thứ đều là chuyện nhỏ. "Tiếp tục sống" trở thành khát vọng giản dị nhất nhưng cũng hiện thực nhất.

Lần dịch bệnh này, thử thách chúng ta không chỉ là sức miễn dịch cá nhân mà còn là sức miễn dịch của cả doanh nghiệp. 

Dịch bệnh tấn công bằng thế "dễ ợt", là cơ hội lớn để mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp tự kiểm điểm lại mọi mặt của chính mình, đồng thời cũng là dịp thôi thúc chúng ta điều chỉnh lại chính mình một cách toàn diện nhất.

Dịch bệnh chắc chắn là một quá trình đào thải và nâng cấp nhanh chóng. Những cá nhân, doanh nghiệp có sức miễn dịch tốt sẽ được nâng cấp nhanh, ngược lại những cá nhân, doanh nghiệp có hệ miễn dịch kém sẽ bị đào thải nhanh.

Kẻ mạnh càng mạnh hơn, kẻ yếu càng yếu hơn đó là quy luật không đổi của lịch sử cũng là quy luật tự nâng cấp trong hệ thống nhân loại.

7 kiểu người bị đào thải sớm trước biến cố và dịch bệnh: Hãy xem trong đó có bạn không? - Ảnh 1.

02

Những người có tâm lý yếu đuối

Tổn thương về tâm lý mà lần đại dịch này gây ra lớn hơn rất nhiều so với tổn thất thực tế của bản thân dịch bệnh.

So sánh với dịch SARS, khi đó mạng xã hội chưa phổ cập như bây giờ, chúng ta tiếp nhận thông tin chủ yếu qua ti vi. 

Còn lần dịch bệnh này, chúng ta có thể nắm được thông tin mọi lúc mọi nơi trên mạng xã hội. 

Các thông tin giả tràn lan khiến nhiều người hoang mang lo sợ. Những lúc hoang mang lo sợ như vậy, thói quen hành vi thường có sự thay đổi rất lớn.

Mạng internet càng phát triển, thông tin càng trong suốt, tâm lý con người càng dễ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Bởi hiệu ứng đám đông của con người càng rõ rệt. 

Thực tế đó là, dịch bệnh bùng phát cũng là lúc khởi đầu làn sóng tranh mua cướp bán.

Đầu tiên là tranh cướp nhau mua khẩu trang, thứ hai là đồ ăn, thứ ba là nước sát khuẩn…

Trước cảnh mọi người tranh cướp nhau khẩu trang, đồ ăn, dung dịch sát khuẩn mới phát hiện ra rằng tâm lý con người thật yếu đuối biết bao. 

Bởi vậy, việc có một tâm lý mạnh mẽ trong tương lai quan trọng hơn rất nhiều so với việc có những kỹ năng khác.

Nếu như nhốt ai đó trong phòng và yêu cầu họ không được phép ra ngoài trong vòng 3 tháng thì sẽ như thế nào?

Dịch bệnh bùng phát mới cách ly vài ngày mà rất nhiều người đã không chịu nổi. Nhưng trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, con đường phía trước vẫn còn khá dài, chúng ta buộc phải chuẩn bị sẵn sàng cho một trận chiến lâu dài.

Điều này phải xem khả năng chịu đựng sự cô đơn của mỗi người. Chúng ta đã quá đỗi quen thuộc với cuộc sống ồn ã phức tạp. Liệu chúng ta có thể kìm nén được không phải dựa vào ý chí nghị lực của mỗi người.

Doanh nghiệp cũng vậy, ổn định được tâm lý nhân viên , để mọi người nhìn thấy hy vọng, lâm nguy bất loạn, triển khai công việc một cách trình tự đó mới là khả năng căn bản của mỗi cơ cấu tổ chức.

Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức doanh nghiệp đều phải tiếp nhận thử thách về tâm lý này.

7 kiểu người bị đào thải sớm trước biến cố và dịch bệnh: Hãy xem trong đó có bạn không? - Ảnh 2.

03

Những người thiếu tư duy độc lập

Khả năng tư duy độc lập càng vào thời khắc khủng hoảng càng quan trọng.

Không hùa theo đám đông, không tin lời đồn một cách mù quáng. Thay vào đó phải giữ đầu óc tỉnh táo, nhìn sự việc một cách khách quan, lý tính. Nói thì rất dễ, nhưng làm được lại chẳng có mấy ai.

Nếu như chúng ta phân tích từng người một, sẽ rất lý tính và thông minh. Nhưng nếu hùa vào nhau chắc chắn sẽ trở nên mù quáng và cảm tính.

Bởi con người một khi quần tụ thành đám đông, sẽ vì đồng cảm lẫn nhau mà đánh mất tư duy độc lập để đổi lấy cảm giác an toàn phụ thuộc lẫn nhau.

Do vậy, cá thể một khi hòa nhập vào quần thể sẽ bị nhấn chìm bởi sự điên cuồng của quần thể. Đó chính là "hiệu ứng đám đông". 

Cộng thêm tốc độ lan truyền chóng mặt của thông tin càng khiến "hiệu ứng đám đông" trở nên nghiêm trọng hơn.

Xét từ bề mặt, thông tin truyền thông hiện nay đang ở trên đà phát triển cao. Bất cứ ai cũng có được thông tin mọi lúc mọi nơi. Nhưng trên thực tế, càng là thời đại thông tin trong suốt, chúng ta lại càng không thấy gì.

Trong cơn bão thông tin và hàng loạt cảm xúc tiêu cực, những gì mà chúng ta trông thấy đều là giả tưởng và ảo tưởng. Đó là cảm xúc chứ không phải chân tướng.

Như trong lần đại dịch này, xuất hiện đủ các loại lời đồn. Rất nhiều người chỉ cần thấy liền copy và share, không cần biết thông tin đó là thật hay là giả.

Sống trong thời đại này, chúng ta bất giác trở thành những kẻ mù mở to mắt.

04

Những người trốn tránh trách nhiệm

Đại dịch lần này giống như những tấm gương lớn, soi rõ bản chất con người và sự thật.

Có người mượn cớ trốn tránh, rũ bỏ trách nhiệm, có người lại lựa chọn chủ động đối mặt.

Có doanh nghiệp mượn cớ cắt giảm nhân lực, giảm lương nhân viên, nhưng cũng có những doanh nghiệp chọn việc chủ động gánh vác trách nhiệm.

Có những chủ thuê nhân cơ hội thu hồi phòng trọ, nhưng cũng có những người chủ động cho khách thuê phòng miễn phí.

Có những người kinh doanh mượn cớ kiếm tiền, những có những người lặng lẽ quyên góp tiền của, vật chất cho nhân dân.

Bản chất con người là vậy, cá thể một khi hòa mình vào quần thể sẽ bộc lộ bản chất không bị trói buộc của mình.

Muốn thấu hiểu lòng người hãy nhìn họ những lúc then chốt. Những lúc ấy, hãy nhìn lại bạn bè, đồng nghiệp xung quanh ta, xem biểu hiện của họ như thế nào, bởi đây là lúc họ bộc lộ rõ bản chất của mình.

Có những người lúc nào cũng nói coi bạn như anh em, thế nhưng khi bạn gặp nguy nan thì lặn mất tăm hơi. Đợi đến khi bạn vượt qua khó khăn, người đó lại xuất hiện rồi cười nhạt và an ủi bạn.

Nhưng cũng có những người, bình thường rất ít liên lạc, nhưng đến thời khắc quan trọng lại ra tay cứu giúp, xong việc rũ áo ra đi không cần lời cảm kích.

Hoạn nạn không chỉ thấy chân tình, hoạn nạn còn giúp kiểm nghiệm cả ý thức trách nhiệm.

Những lúc như vậy, chúng ta cần phải đặc biệt cảm ơn những người chủ động gánh vác trách nhiệm và những doanh nghiệp chủ động giúp xã hội bớt gánh lo toan.

7 kiểu người bị đào thải sớm trước biến cố và dịch bệnh: Hãy xem trong đó có bạn không? - Ảnh 3.

05

Những người không thể dừng lại để chỉnh đốn bản thân

Covid-19 đến quá đường đột, khiến mọi thứ trở nên rối bời. Rất nhiều người bệnh tật cầu cứu tứ phương, tức nước vỡ bờ.

Nếu như ai đã từng bơi trong biển lớn đều hiểu rõ một điều: khi sóng yên biển lặng nên gắng sức bơi về phía trước. 

Còn khi sóng lớn ập đến, đừng tiếp tục đạp nước, mà nên bình tĩnh lại, nghỉ ngơi chút lát, đợi sóng qua đi rồi bơi tiếp.

Nếu như khi sóng ập đến, bạn vẫn hừng hực vật lộn với những con sóng, không những khiến bản thân mệt mỏi sức cùng lực kiện, mà còn rất dễ bị sóng xé tan.

Cũng giống như vậy, khi tình thế kinh tế ổn định, chúng ta nên mạnh dạn kiếm tiền. Khi gặp phải vấn đề, điều nên làm nhất đó là bình tĩnh, nhân cơ hội sửa đổi bản thân, chứ không nên giày vò vật lộn một cách mù quáng.

Giống như khi chơi game, cách một khoảng thời gian phải nạp máu một lần, phải nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của thế giới bên ngoài, để điều chỉnh bản thân vào trạng thái tổn thất nhỏ nhất.

Hiện nay có rất nhiều người như vậy, vật lộn một cách mù quáng, giống như một con ruồi va đụng lung tung và kết quả đó là gục ngã một cách nhanh chóng.

Bởi vậy, đứng trước dịch bệnh, khuyên mọi người đừng nên giày vò bản thân, hãy trấn tĩnh, bổ sung thêm kiến thức để nâng cao nhận thức và tầm nhìn bản thân.

Một suy nghĩ sâu xa quý hơn 100 lần hành động, một chiến lược đúng đắn quý hơn 100 lần kế hoạch!

7 kiểu người bị đào thải sớm trước biến cố và dịch bệnh: Hãy xem trong đó có bạn không? - Ảnh 4.

06

Những người không giữ được bình tĩnh

Winston Churchill đã từng nói rằng: Đừng lãng phí mọi nguy cơ.

Mỗi lần nguy cơ đều ẩn chứa những cơ hội, nguy cơ càng lớn, cơ hội càng nhiều.

Nguy cơ, đối với nhiều người mà nói lại là cơ hội để lột xác.

Những người thông minh thực sự, sẽ không bỏ qua bất cứ nguy cơ nào.

Cùng là cách ly trong dịch bệnh, có người tận dụng để chơi game, nhưng có người lại nhân cơ hội đó để học tập.

Trên đảo Bali có một ngày lễ vô cùng trọng đại mang tên "ngày im lặng", vào ngày này, tất cả mọi người đều đóng cửa kinh doanh, tĩnh tọa tại nhà nhìn lại những thiếu xót và trưởng thành của bản thân trong suốt một năm qua.

Thực ra, chỉ khi tĩnh tâm chúng ta mới có thể suy nghĩ và xem xét vấn đề một cách sâu xa nhất.

Thứ quyết định tầm cao cuối cùng của một người không phải là điểm xuất phát mà là bước ngoặt. Mọi cơ hội đều nằm ở bước ngoặt.

Khi chạy bộ, chúng ta chỉ có thể dễ dàng vượt qua người khác ở những khúc đường cong. Đường cong chính là bước ngoặt. Mọi pha ngược dòng trong cuộc đời đều xảy ra tại bước ngoặt.

Chúng ta nên nắm bắt mọi thời cơ có thể, để kiểm điểm bản thân một cách sâu sắc nhất và nhận ra những thiếu xót của mình.

"Tri nhân giả trí, tự tri giả minh". Biết người là khôn, tự biết mình là sáng suốt. Có thể nhìn nhận bản thân một cách triệt để hay không là vấn đề mà mỗi cá nhân và doanh nghiệp đáng phải quan tâm và suy nghĩ.

7 kiểu người bị đào thải sớm trước biến cố và dịch bệnh: Hãy xem trong đó có bạn không? - Ảnh 5.

07

Những người không chịu được đả kích

Cuộc đời là một chặng tu hành, có tu thành chính quả hay không còn phải xem bạn có thể vượt qua được kiếp nạn hay không. 

Ngay cả thần tiên cũng phải trải qua muôn vàn kiếp nạn nữa là những người phàm bình thường như chúng ta đây.

Dịch bệnh lần này, khiến rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn chỉ sau một đêm, thế nhưng khó khăn mới là xuất phát điểm thực sự để một người trở nên mạnh mẽ hơn.

Muốn đánh giá năng lực của một người đừng chỉ nhìn đỉnh cao tối đa của họ cao như thế nào mà hãy nhìn khả năng đàn hồi của họ sau khi rơi xuống đáy vực mạnh mẽ đến mức nào.

Cuộc đời của một người anh hùng thực sự ắt phải trải qua hai giai đoạn, một là nghịch cảnh và hay là tuyệt cảnh.

Nghịch cảnh giúp con người ta trưởng thành, tuyệt cảnh giúp con người ta tỉnh ngộ.

Con người dễ tỉnh ngộ nhất là khi ở trong tuyệt cảnh, tại thời khắc chuẩn bị mất đi tất cả hay thậm chí là khi đối mặt với sinh tử. Khi đã ngộ được chân lý, nhìn thấu sinh tử, mọi thứ đều trở nên tầm thường.

Từ đó về sau, vạn sự vạn vật, tương sinh tương khắc, sinh lão bệnh tử mọi thứ đến và đi một cách tự nhiên nhất. Bất cứ ai bước ra khỏi tuyệt cảnh đều là người mạnh mẽ thực sự.

Tóm lại, đại dịch lần này chính là một lần thử thách đối với mỗi chúng ta. Sự đào thải của thế giới tự nhiên vốn rất tàn khốc. 

Mỗi lần nguy nan là một lần hệ thống xã hội tự mình nâng cấp, kẻ yếu ắt sẽ bị đào thải, kẻ mạnh sẽ trở nên mạnh hơn, đó là nguyên tắc bất biến của thế giới tự nhiên.

Trời cao mạnh mẽ xoay vần, nên người quân tử phải quyết tâm tự cường. Lấy gì để đối mặt với nguy cơ? Duy chỉ có "TỰ CƯỜNG" mà thôi!

TỰ CƯỜNG là phương pháp duy nhất để giải quyết mọi vấn đề và THAY ĐỔI là con đường duy nhất để hướng tới tự cường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại