Không vệ sinh răng miệng thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, gây ra một số bệnh như nha chu, sâu răng, hôi miêng…
Sâu răng là một trong những tình trạng răng miệng thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ giải thích rằng, sâu răng là sự phá hủy các mô tạo nên răng. Điều này là do axit được tạo ra bởi vi khuẩn mảng bám trên bề mặt răng. Các yếu tố sau ảnh hưởng đến sự xuất hiện của sâu răng: Món ăn, thói quen vệ sinh, di truyền… Theo số liệu của WHO, từ 60-90% trẻ em trong độ tuổi đi học bị sâu răng.
Bệnh nha chu còn được gọi là bệnh nướu răng, đây là tình trạng nhiễm trùng các mô giữ răng tại chỗ. Nói chung, nó xảy ra do thói quen vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám tích tụ và cứng lại trên răng, như một số nghiên cứu đã chỉ ra.
Ở giai đoạn tiến triển hơn, bệnh có thể gây đau và chảy máu nướu, đau khi nhai và rụng răng. WHO ước tính rằng từ 15 đến 20% người trưởng thành từ 35 đến 44 tuổi bị mất răng do bệnh này.
Hôi miệng là do sự tích tụ vi khuẩn bên trong miệng, mặc dù trong một số trường hợp, nó có nguồn gốc khác. Đây là một trong những vấn đề nhẹ nhất do vệ sinh răng miệng kém, mặc dù là một trong những vấn đề khó chịu nhất.
Dữ liệu được thu thập bởi Hiệp hội nha chu và tích hợp xương Tây Ban Nha (SEPA) ước tính rằng 90 % các trường hợp mắc chứng hôi miệng là kết quả của việc vệ sinh răng miệng kém. 70% là do vi khuẩn được tìm thấy ở mặt sau của lưỡi và 30% là do các vấn đề về nướu.
Viêm nội tâm mạc là một bệnh nhiễm trùng lớp lót bên trong của tim, còn được gọi là nội tâm mạc. Nó thường là do nhiễm trùng do vi khuẩn và đôi khi là nấm xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu từ một bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như miệng. Sau đó, chúng đến tim và tấn công những vùng dễ bị tổn thương.
Bệnh tim mạch: Năm 2008, một nghiên cứu của Đại học Bristol kết luận rằng những người bị viêm nướu do vệ sinh răng miệng kém, có nhiều khả năng mắc bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn tìm thấy trong miệng có thể xâm nhập vào hệ thống máu và bám vào tiểu cầu, có thể dẫn đến cục máu đông và các cơn đau tim sau đó.
Sinh non: Đây là một yếu tố rủi ro khi mang thai. Bệnh răng miệng này gây ra việc giải phóng prostaglandin, hormone chịu trách nhiệm cho các cơn co thắt khi chuyển dạ.
Mắc bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính trở nên tồi tệ hơn do sức khỏe răng miệng kém. Vệ sinh răng miệng không đầy đủ có thể có một số ảnh hưởng đến sự phát triển của một số bệnh thoái hoá như: Bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer, loãng xương…/.