Sốt
Sốt là một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh bạch cầu. Thân nhiệt tăng là phản ứng của cơ thể chống lại các nhiễm trùng xâm nhập. Khi cơ thể bị ảnh hưởng bởi bệnh bạch cầu, khả năng chống nhiễm trùng của tế bào sẽ giảm nghiêm trọng.
Chảy máu không giải thích
Bất cứ trường hợp chảy máu không giải thích nào từ bất kỳ ổ ung thư nào của cơ thể như miệng, mũi, trực tràng hoặc niệu đạo cũng cần phải được kiểm tra sớm nhất.
Phát ban, nổi mụn hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu trên cơ thể
Một trong những dấu hiệu của bệnh bạch cầu là số lượng tiểu cầu thấp. Khi không có đủ những tế bào máu đông này trong cơ thể, cơ thể sẽ xuất hiện các vết bầm và chảy máu. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu xảy ra khi các mạch máu nhỏ vỡ dưới da do số lượng tiểu cầu thấp.
Đổ mồ hôi đêm
Đổ mồ hôi đêm có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu.
Mệt mỏi
Số lượng haemoglobin giảm xuống khi bạn bị bệnh bạch cầu. Haemoglobin là thành phần trong tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy. Vì vậy, khi những tế bào này chết đi, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và thở gấp hơn bình thường.
Đau ngực, sưng bàn chân
Đau ngực liên tục và sưng bàn chân là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh bạch cầu với các rối loạn về chảy máu và đông máu.
Các nhiễm trùng tái phát
Số lượng tế bào bạch cầu giảm làm cơ thể giảm khả năng chống lại nhiễm trùng. Điều này khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng.
(Theo Univadis/ THS)