7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh sỏi mật

Phương Hoa |

Rất khó để nhận biết các triệu chứng của sỏi mật giai đoạn đầu, Vì thế, việc lưu tâm đến sức khỏe để sớm phát hiện mầm mống bệnh là rất quan trọng.

Nếu không tuân thủ chế độ sống lành mạnh, chế độ ăn uống điều hòa thì rất có thể mắc phải những vấn đề liên quan đến nội tạng cơ thể nói chung và túi mật nói riêng, điển hình ở đây là bệnh sỏi mật.

Sỏi mật là tinh thể kết tinh của dịch mật và cholesterol hòa tan hình thành trong túi mật hoặc ống dẫn mật. Sỏi mật có thể gây viêm và gây đau đớn cho người bệnh nhân. Tùy thuộc vào cơ chế tích tụ và thời gian ủ bệnh lâu, sỏi mật có thể hình thành kích cỡ nhỏ như hạt cát hoặc lớn như quả bóng golf.

Giữa hai đối tượng nam và nữ thì phụ nữ thường dễ mắc bệnh sỏi mật hơn do sự thay đổi hooc-môn giới tính estrogen và progesterone, hơn nữa sự thay đổi này còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Khi estrogen tăng, lượng cholesterol trong mật cũng tăng theo, kéo theo lượng progesterone sẽ không kịp đủ để làm sạch túi mật. 

Như vậy, thời kỳ thai nghén hay uống thuốc ngừa thai cũng sẽ gây ảnh hưởng đến lượng hooc-môn, tăng nguy cơ bị mắc bệnh sỏi mật thêm nhiều lần.

Sẽ rất khó để nhận biết các triệu chứng của sỏi mật giai đoạn đầu. Vì thế, việc lưu tâm đến sức khỏe để sớm phát hiện mầm mống bệnh là rất quan trọng trong việc đánh tan và chữa trị sỏi mật. Dù loại bỏ túi mật sẽ không làm ảnh hưởng đến các chức năng của bộ phận khác nhưng nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc tiêu hóa hậu phẫu thuật.

Sau đây là những dấu hiệu điển hình nhất để phát hiện cơ thể có bị mắc sỏi mật không theo nghiên cứu của trường Cao dẳng Kỹ thuật Y tế (Mỹ):

7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh sỏi mật - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

1. Đau bụng

Những cơn đau bụng dai dẳng đặc biệt ở vùng gan là dấu hiệu phổ biến của triệu chứng sỏi mật. Bác sĩ y khoa Edward Levine, chuyên gia nghiên cứu về dạ dày và ruột, đồng thời cũng là phó giáo sư của Trung tâm Y tế Wexner trực thuộc Đại học Ohio State (Columbus – Mỹ) cho biết cơn đau có thể thường xuyên xảy ra sau khi ăn và nó sẽ kéo dài trong vài giờ.

Cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng bụng trên bên phải, gần xương sườn, nhưng đôi lúc cơn đau cũng có thể lan ra phía sau lưng hoặc trung tâm vùng bụng.

Các cơn đau này có thể xảy ra lặp lại sau mỗi bữa ăn, đặc biệt đối với những bữa ăn có chứa nhiều chất béo thì cơn đau sẽ có nguy cơ kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Cơn đau càng kéo dài bao nhiêu, càng dễ tạo thành cơn đau mãn tính, khiến cho túi mật dần trở nên yếu hơn.

Theo bác sĩ chuyên khoa về hệ tiêu hóa và gan tại Bệnh viện Brigham and Woman (Mỹ) - Allison Yang – chúng ta cần phải chú ý kĩ đến thời gian phát bệnh. Nếu cơn đau xuất hiện sớm hơn như trong khi ăn hoặc ngay sau khi kết thúc bữa ăn thì đó không thể là bệnh túi mật.

7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh sỏi mật - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

2. Thuốc giảm đau không có tác dụng

Nếu một liều thuốc giảm đau không thể nào cắt được cơn đau thì cũng có thế là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh sỏi mật. Vì thế cần xác định và chú ý những thay đổi nhỏ nhất liên quan đến sức khỏe hệ tiêu hóa.

7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh sỏi mật - Ảnh 3.

Vàng va ở người lớn là một triệu chứng của sỏi mật

3. Bệnh vàng da

Vàng da là một triệu chứng điển hình của bệnh gan, bao gồm những biểu hiện như da vàng, mắt trắng, nước tiểu sậm màu, phân nhạt màu. Bệnh thường phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng nếu xuất hiện ở người lớn, đó là dấu hiệu của túi mật có vấn đề.

Túi mật đưa dịch mật vào ruột non thông qua một ống dẫn. Nếu ống dẫn này gặp vấn đề thì đồng nghĩa với việc bệnh vàng da xuất hiện. Tiến sĩ Yang cho rằng khi túi mật hình thành sỏi mật, chúng sẽ làm tắc nghẽn đường ống và gây ra sự tích tụ dịch mật trong túi mật, làm nồng độ trong túi mật lên, tạo ra một chất màu vàng gọi là bilirubin, gây ra vàng da.

7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh sỏi mật - Ảnh 4.

Nhiều người bị sỏi mật hay gặp các triệu chứng như đau bụng, ợ nóng, trào ngược axit kèm theo chứng nôn mửa

4. Buồn nôn

Nhiều người bị sỏi mật hay gặp các triệu chứng như đau bụng, ợ nóng, trào ngược axit. Tiến sĩ Yang tiết lộ đôi khi người ta nhầm lẫn mắc bệnh sỏi mật giống như đau cơ bắp. Nhưng nếu kèm theo là chứng nôn mửa, buồn nôn trong khi đau thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi mật.

Buồn nôn vốn không phải là triệu chứng thông thường khi bị đau bụng. Nếu gặp phải chứng này, hãy đến cơ sở y tế nhanh nhất có thể để được kịp thời chẩn đoán chính xác.

7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh sỏi mật - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

5. Viêm tụy

Viêm tụy cũng là một biểu hiện của sỏi mật. Tuyến tụy nằm ở vị trí gần gan, tiết ra các enzym tiêu hóa vào cùng một ống dẫn đến ruột như túi mật. Vì thế, chỉ một hòn sỏi mắc kẹt trong đường ống này nhưng cũng đủ để ảnh hưởng đến chức năng của cả túi mật và tuyến tụy. Nếu sỏi mật thoát ra khỏi túi mật và mắc kẹt trong tuyến tụy, nó sẽ gây viêm và đau bụng.

Các triệu chứng của viêm tụy bao gồm đau bụng, buồn nôn, ói mửa, mạch đập nhanh và lên cơn sốt.Tiến sĩ Yang khuyên rằng nếu điều này xảy ra, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cắt bỏ túi mật ngay khi có thể.

7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh sỏi mật - Ảnh 6.

Đối tượng dễ bị mắc sỏi mật nhất chính là những người béo phì

6. Béo phì hoặc giảm cân đột ngột

Thông thường khi bị sỏi mật, cân nặng sẽ là yếu tố thay đổi trước tiên. Đối tượng dễ bị mắc sỏi mật nhất chính là những người béo phì. Bạn nghĩ giảm cân sẽ giúp giảm đi nguy cơ này, nhưng nếu không biết cách giảm mà lại giảm quá đột ngột thì đó cũng là chất xúc tác khiến cho cơ thể dễ mắc sỏi mật.

Tiến sĩ Yang cũng cho biết nếu như bệnh nhân nào đã trải qua cuộc phẫu thuật dạ dày nhanh hay phẫu thuật dạ dày bằng phương pháp kẹp ghim sẽ giảm cân cực kì nhanh, điều này khiến cho sỏi mật có cơ hội phát triển. Vì thế, để giảm cân hiệu quả, các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục thường xuyên và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất.

7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh sỏi mật - Ảnh 7.

Khi siêu âm, nếu có sỏi mật, chúng sẽ hiển thị như một khối rắn trắng trong túi mật hoặc ống dẫn mật

7. Có những dị vật trong cuộc kiểm tra siêu âm, quét MRI/HIDA

Túi mật là cơ quan rỗng. Khi siêu âm, nếu có sỏi mật, chúng sẽ hiển thị như một khối rắn trắng trong túi mật hoặc ống dẫn mật. Các bác sĩ đồng thời có thể xem xét kích cỡ của sỏi mật và độ xúc tác của chúng lên thành tế bào xem có gây ra viêm không. 

Các xét nghiệm bao gồm chụp cộng hưởng từ, hoặc MRIS để nhìn sâu vào trong ống dẫn. Cuối cùng là quét HIDA để cho ta thấy rõ quá trình làm sạch túi mật.

Những thủ tục này thực sự rất hữu ích trong việc chẩn đoán rõ ràng bệnh sỏi mật. Bởi có những lúc, đau bụng cũng có thể là một tinh trạng nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe tim, phổi. Tiến sĩ Yang cũng cho biết, những đối tượng đặc biệt là phụ nữ có những cơn đau tim không rõ ràng, đôi khi cơn đau xuất hiện ở bụng nhiều hơn là ở ngực.

Hoặc một ví dụ khác như viêm phổi, đặc biệt là khi nó nằm ở phía dưới phổi phải, chúng ta cũng có thể dễ nhầm lẫn với đau bụng trên bên phải. Nếu bạn bị sốt và cảm thấy ớn lạnh cùng những cơn đau bụng day dứt, điều đó có nghĩa là bạn đã bị viêm túi mật cấp tính do nhiễm trùng chứ không phải sỏi mật, bị gây ra bởi những vi khuẩn có hại trong đường ruột đa chiếm túi mật. 

Khi ấy, bạn cần phải đến cơ sở y tế mau chóng để được chăm sóc và có thể tiến hành phẫu thuật ngay nếu cần thiết.

Cuối cùng, tiến sĩ Yang khuyên bạn nếu có một trong bất kì những triệu chứng trên, hãy đi gặp bác sĩ để có những lời khuyên chữa trị bệnh một cách tốt nhất.

*Theo Health

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại