7 bài học tiền bạc mà chỉ khi đã mất tất cả vốn liếng, nhiều người mới nhận ra: Không được vung tay quá trán, ưu tiên tiết kiệm, nhưng vẫn là chưa đủ

Lưu Ly |

Đầu tư cho bản thân, không ham làm giàu nhanh,… là những bài học mà nhiều người phải đánh đổi cả cơ ngơi mới đúc kết ra được. Đừng để bản thân đi vào những vết xe đổ đó.

Rất nhiều người đã và đang đánh mất một số lượng tiền lớn, thậm chí đến mức khuynh gia bại sản vì những cuộc chơi trác táng, những trò cá cược đỏ đen đầy may rủi. Trong nghịch cảnh đó, có người chọn buông xuôi, nhưng cũng có người quyết tâm làm lại cuộc đời, coi thất bại là bài học quý giá.

Những người này sẽ tìm hiểu kĩ hơn nữa về bản chất và cách thức làm chủ đồng tiền, để tự hình thành những quy tắc quan trọng, cứu họ thoát khỏi đáy sâu của sự khánh kiệt, và tạo nền tảng để ổn định tài chính về lâu dài, như những quy tắc sau đây:

Tập trung vào sự giàu có về lâu về dài, đừng ham “làm giàu nhanh”

Khi tập trung vào việc xây dựng sự giàu có lâu dài, ta sẽ đưa ra các quyết định hợp lý và có lợi. Còn khi chỉ tập trung làm giàu nhanh, ta sẽ đưa ra những quyết định phi lý trí và cảm tính, khiến ta mất tiền.

7 bài học tiền bạc mà chỉ khi đã mất tất cả vốn liếng, nhiều người mới nhận ra: Không được vung tay quá trán, ưu tiên tiết kiệm, nhưng vẫn là chưa đủ - Ảnh 1.

Thay vì đi theo những con đường có độ tin cậy cao để làm giàu, như đầu tư vào quỹ chỉ số, bất động sản hoặc cổ phiếu chia cổ tức, ta sẽ dễ bị “lùa gà” bởi các giải pháp hứa hẹn sự giàu có nhanh chóng, như giao dịch đòn bẩy, giao dịch quyền chọn hoặc cờ bạc.

Chiến lược xây dựng sự giàu có dài hạn thường đơn giản đến mức nhàm chán - trong khi chiến lược làm giàu nhanh lại đầy thú vị và hấp dẫn. Ta phải biết nghiêm khắc với bản thân để đi theo con đường nhàm chán kia. Thông thường, một chiến lược đầu tư càng thú vị, thì tỷ lệ thành công càng thấp. 

Tất nhiên, luôn có những ngoại lệ - nhưng nhìn chung các nhà đầu tư nên giữ mọi thứ đơn giản và tập trung vào việc xây dựng sự giàu có lâu dài một cách chậm mà chắc.

Sống dưới mức sống trung bình của bản thân

Ta đang sống trong một nền văn hóa tiêu dùng luôn lôi kéo ta tiêu tiền cho những thứ thực sự không đáng, chẳng hạn dù điện thoại iPhone mới dùng hai năm, nhưng khi có mẫu mới, ta lại háo hức muốn mua càng sớm càng tốt. Nhiều người còn vay mượn để làm điều đó.

7 bài học tiền bạc mà chỉ khi đã mất tất cả vốn liếng, nhiều người mới nhận ra: Không được vung tay quá trán, ưu tiên tiết kiệm, nhưng vẫn là chưa đủ - Ảnh 2.

Kiểu chi tiêu này khiến ta luôn mắc kẹt trong một cái bẫy tài chính, và để thoát khỏi nó, ta cần bắt đầu bằng việc sống dưới mức trung bình. Mỗi tháng, phải ưu tiên chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Nếu liên tục vung tay quá trán, ta sẽ không còn gì để đầu tư – và điều đó đồng nghĩa với việc mất đi một đòn bẩy cho sự độc lập tài chính.

Ưu tiên chi trả cho chính mình

Nếu muốn xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc, ta cần hình thành thói quen tiết kiệm trước khi bắt đầu chi tiêu. Trong phạm trù tài chính cá nhân, điều này được gọi là "Ưu tiên chi trả cho chính mình"

Ưu tiên chi trả cho chính mình nghĩa là: Việc đầu tiên khi nhận lương hay thu nhập là chuyển một phần vào tài khoản tiết kiệm và tài khoản đầu tư. Giao dịch đầu tiên ta thực hiện sau khi nhận được tiền là với chính mình, không phải với các mặt hàng hay người khác.

7 bài học tiền bạc mà chỉ khi đã mất tất cả vốn liếng, nhiều người mới nhận ra: Không được vung tay quá trán, ưu tiên tiết kiệm, nhưng vẫn là chưa đủ - Ảnh 3.

Ví dụ: Khi có lương và ta mua ngay một bộ quần áo mới, nghĩa là ta đã không ưu tiên chi trả cho chính mình, mà trả tiền cho hãng quần áo trước.

Đầu tư để bảo vệ bản thân trước lạm phát

Sống dưới mức sống trung bình của bản thân có thể sẽ không mang lại tự do tài chính – nhưng đầu tư sẽ giúp ta đạt được điều đó. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay, các khoản tiết kiệm của ta rồi sẽ bị lạm phát ăn mòn. Bởi vậy, đầu tư là rất cần thiết.

7 bài học tiền bạc mà chỉ khi đã mất tất cả vốn liếng, nhiều người mới nhận ra: Không được vung tay quá trán, ưu tiên tiết kiệm, nhưng vẫn là chưa đủ - Ảnh 4.

Đầu tư không chỉ để chống lạm phát, mà còn giúp tạo thu nhập thụ động thực tế. Mỗi đồng tiền được đầu tư giống như một nhân viên đang làm việc để tạo ra nhiều tiền hơn. Đây là lý do người ta nói rằng người giàu không làm việc vì tiền, mà ép tiền làm việc cho họ.

Học các kỹ năng mang lại thu nhập cao

Trong khi ta chỉ có thể giảm chi tiêu đến một ngưỡng nào đó, thì số tiền có thể kiếm được hoàn toàn không có giới hạn.

Cách nhanh nhất để kiếm thêm tiền là phát triển các kỹ năng có thu nhập cao, mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng hoặc tổ chức nơi làm việc. Các kỹ năng có thể kể đến là sáng tạo nội dung, tiếp thị, bán hàng, đầu tư, lập trình, thiết kế đồ họa, …

7 bài học tiền bạc mà chỉ khi đã mất tất cả vốn liếng, nhiều người mới nhận ra: Không được vung tay quá trán, ưu tiên tiết kiệm, nhưng vẫn là chưa đủ - Ảnh 5.

Những kỹ năng này luôn được săn đón vì chúng trực tiếp mang lại lợi nhuận cao, hoặc chúng rất hiếm vì không phải ai cũng có thể thông thạo. Hãy học một vài kỹ năng như vậy, và tiềm năng thu nhập sẽ tăng vọt.

Tránh lối sống lạm phát

Có một cạm bẫy mà hầu hết mọi người đều gặp phải khi bắt đầu kiếm được nhiều tiền - lối sống lạm phát.

Lối sống lạm phát có nghĩa là càng kiếm được nhiều, ta càng chi nhiều để nâng cao chất lượng cuộc sống. Tất cả chúng ta đều muốn những thứ xa xỉ hơn: một ngôi nhà lớn hơn, một chiếc xe sang hơn, …

7 bài học tiền bạc mà chỉ khi đã mất tất cả vốn liếng, nhiều người mới nhận ra: Không được vung tay quá trán, ưu tiên tiết kiệm, nhưng vẫn là chưa đủ - Ảnh 6.

Hãy biết giới hạn, đừng đẩy bản thân vào guồng quay của lối sống lạm phát đến mức tiêu hết số tiền mình có, đồng thời cần đặt ưu tiên tiết kiệm, đầu tư. Bằng không, ta sẽ không bao giờ thoát ra khỏi cạm bẫy nguy hiểm đó.

Quy mô đầu tư càng lớn, thì ta càng có nhiều nguồn thu nhập thụ động. Và lúc này ta có thể dùng nó để chi trả cho những thứ xa xỉ mà mình mong muốn.

Duy trì một quỹ khẩn cấp

Nếu không có tiền tiết kiệm, ta sẽ rất khó sống. Khi trong tay không có gì làm dự phòng, cuộc sống mỗi người sẽ đầy những lo lắng và căng thẳng, trước những biến cố bất ngờ có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Ta phải xây dựng một quỹ khẩn cấp cho mình - ít nhất là đủ trang trải chi phí sinh hoạt thiết yếu như nhà ở, thực phẩm, điện nước, đi lại và bảo hiểm trong một khoảng thời gian tương đối, như 6-7 tháng. Phải có quỹ, và không cần đến, còn hơn là cần đến, mà không thể có.

7 bài học tiền bạc mà chỉ khi đã mất tất cả vốn liếng, nhiều người mới nhận ra: Không được vung tay quá trán, ưu tiên tiết kiệm, nhưng vẫn là chưa đủ - Ảnh 7.

Như Tôn Tử đã nói trong Binh pháp: “Ta không dựa vào khả năng rằng kẻ thù không đến, mà dựa vào sự sẵn sàng đương đầu của mình; không dựa vào khả năng kẻ thù không tấn công, mà dựa vào khả năng biến mình thành bất khả xâm phạm”

Theo Medium

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại