65 tuổi, có 16 triệu đồng lương hưu mỗi tháng, cụ bà U70 vẫn ân hận khôn nguôi: Một khi nằm trên giường bệnh, tiền chỉ là tờ giấy vô nghĩa

HUYỀN GIANG |

Sau cơn bạo bệnh, bà Lý nhận ra đâu mới là giá trị thực sự của cuộc sống. Suy nghĩ, cái nhìn của cụ bà này về đồng tiền cũng khác nhiều so với trước kia.

Bà Lý là cụ bà 65 tuổi, đến từ Thượng Hải, Trung Quốc. Từ khi còn trẻ, bà Lý đã nổi tiếng là người cần cù, siêng năng và tiết kiệm. Bà làm việc ở 1 xí nghiệp nhỏ gần nhà và gắn bó nhiều năm. Tới khi về hưu, bà Lý vẫn nhận được số tiền lương hưu ổn định. Là người cẩn thận lại tiết kiệm nên cụ bà U70 có 1 số tiền không nhỏ trong tài khoản ngân hàng. Bà luôn lo lắng rằng nếu không có tiền trong tay thì sẽ không thể lo liệu được những công việc bất ngờ, tình huống cấp bách.

Bà Lý cũng không muốn sống cùng con cái khi về già. Vì vậy bà càng có động lực tiết kiệm tiền để tránh dựa dẫm vào các con lúc đau ốm. Nhiều năm liền, cụ bà U70 vẫn luôn đặt mục tiêu tiết kiệm lên hàng đầu để có cuộc sống yên bình, tự chủ lúc có tuổi.

65 tuổi, có 16 triệu đồng lương hưu mỗi tháng, cụ bà U70 vẫn ân hận khôn nguôi: Một khi nằm trên giường bệnh, tiền chỉ là tờ giấy vô nghĩa - Ảnh 1.

Bà Lý sống tiết kiệm, giữ tiền phòng thân. Ảnh minh họa: Internet

3 năm trước, khi con trai ngỏ ý muốn vay tiền để khởi nghiệp, bà Lý đã suy nghĩ rất nhiều. Bà lo lắng con cái làm ăn không ổn định sẽ không trả bà đúng hạn. Vì vậy, người phụ nữ này đã cho con vay tiền và lấy thêm lãi.

Rất may, tình hình kinh doanh của con trai bà Lý diễn ra rất suôn sẻ, sớm thu về đủ tiền trả cho bà. Bà cũng rất mừng vì con có thể thành công trên chặng đường không hề dễ dàng này.

Bà Lý có 2 người con trai, cả 2 đều rất tự lập. Khi kết hôn, mua nhà, họ đều không nhờ tới sự giúp đỡ của mẹ. Người phụ nữ này rất tự hào về điều ấy và hiếm khi hỏi các con về tình hình tài chính. Bà tin rằng con mình có thể tự xoay sở được.

Tuy nhiên, cơn ngã bệnh đầu năm nay khiến bà Lý nhận ra rất nhiều điều. Chỉ sau 1 đêm, cụ bà U70 phát hiện các dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Bà không kịp gọi các con, được hàng xóm giúp đỡ và đưa đi cấp cứu. Sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ yêu cầu bà Lý nhập viện để điều trị, có như vậy mới mong khỏi bệnh. Họ cũng giúp bà liên hệ với các con để họ nắm bắt tình hình.

Sau khi nghe tin, 2 con trai của bà Lý đều nhanh chóng vào viện. Tuy nhiên họ chỉ ở lại 1 buổi và nói rằng công việc rất bận rộn, không thể nghỉ nhiều nên nhanh chóng quay về thành phố. Khi cụ bà 65 tuổi ngỏ ý muốn ở cùng các con, được con chăm sóc, họ đã thẳng thắn nói rằng: “Con nghĩ mẹ nên dùng tiền tiết kiệm để thuê 1 người giúp việc. Người đó sẽ chăm lo cho mẹ tốt hơn con”.

Lúc này, người phụ nữ ngoài 60 tuổi vô cùng bất ngờ. Bà buồn nhưng cũng không thể nào phủ nhận lời khuyên của con trai. Sau 1 thời gian suy nghĩ và nhìn nhận lại, người phụ nữ U70 mới nhận ra rằng mối quan hệ tình thân của mình ngày càng xa cách. Trong khi bà chỉ tập trung vào việc tiết kiệm, bà đã quên mất cách quan tâm các con. Bà thường lo sợ rằng con vẫn tự lo được cho cuộc sống của mình nên không cần giúp đỡ. Vì suy nghĩ sai lệch ấy, bà Lý dần đẩy mình ra xa khỏi các con, tách biệt 1 mình.

65 tuổi, có 16 triệu đồng lương hưu mỗi tháng, cụ bà U70 vẫn ân hận khôn nguôi: Một khi nằm trên giường bệnh, tiền chỉ là tờ giấy vô nghĩa - Ảnh 2.

Khi ngã bệnh, bà nhận ra 1 điều đáng tiếc nuối. Ảnh minh họa: Internet

Khi nằm trên giường bệnh, bà Lý không thiếu tiền chữa trị hay thuê người giúp việc nhưng trong lòng không hề vui vẻ. Ngược lại, bà cảm thấy vô cùng buồn tủi vì lúc cô đơn nhất các con lại không thể ở cạnh. Thời điểm hiện tại, bà Lý nhận hơn 5.000 NDT tiền lương hưu mỗi tháng (khoảng 16 triệu đồng) nhưng vẫn buồn lòng.

Trên đời này, gia đình là tài sản lớn nhất của mỗi người. Nếu chúng ta đã nằm trên giường bệnh mà không có người thân chăm sóc thì đó chính là nỗi bất hạnh lớn nhất. Lúc này, tiền bạc cũng chỉ là phù du, là thứ không giá trị.

Theo Toutiao

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại