Bài viết là lời tâm sự của một một người đàn ông, 62 tuổi được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc).
Trước khi nghỉ hưu, nhiều người sẽ rất háo hức được khi về hưu bởi kởi khi đó, họ có tiền lương mỗi tháng dù không phải đi làm, có thể đi du lịch, tận hưởng cuộc sống nhàn rỗi, không đua ganh.
Tôi cũng từng nghĩ như vậy cho đến khi nghỉ hưu. Quả thực cuộc sống hiện tại khiến tôi ngộp thở vì những điều sau đây.
1. Tiền tiêu không đủ
Tôi không biết lương hưu của mọi người là bao nhiêu, còn lương hưu hàng tháng của tôi khoảng 2.600 NDT (8,9 triệu đồng), lương hưu của vợ tôi cũng ngang bằng với tôi. So với những người già xung quanh, chúng tôi bị coi là dưới mức trung bình. Nhưng tôi không so sánh để chuốc muộn phiền vào người, vì tôi biết sự hài lòng là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc.
Đối với tôi, lương hưu của 2 vợ chồng như vậy là ổn, chỉ cần chúng tôi sống tằn tiện và không tiêu tiền bừa bãi thì có thể đáp ứng chi tiêu hàng ngày. Vì tiền ăn cho một người già khoảng 2.000 NDT/tháng (khoảng 6,8 triệu đồng).
Tuy nhiên, khi chúng tôi bị ốm đau, tiền lương ít ỏi trên không đủ để trả viện phí, thuốc men. Những lúc như vậy, tôi phải nhờ cậy các con, thú thực tôi ngại lắm mà chẳng còn cách nào. Hay khi đồ đạc trong nhà bị hỏng, tôi cũng phải đi vay tiền hàng xóm, bạn bè để sửa rồi đợi tháng sau lấy lương hưu trả.
2. Cuộc sống thường ngày bận rộn hơn cả khi đi làm
Hồi còn đi làm, tuy lương không cao nhưng tôi đã lớn tuổi, công việc cũng tương đối nhàn nhã, có khi chỉ ngồi đó, uống trà, xử lý một số việc đơn giản rồi ngày cũng trôi qua.
Bây giờ tôi đang ở nhà sau khi nghỉ hưu, có rất nhiều việc nhà chờ tôi làm. Đó đều là những công việc không tên, dường như chẳng bao giờ kết thúc. Tôi cùng vợ làm mọi việc, từ đi chợ nấu cơm đến giặt giũ, lau dọn nhà, chăm sóc chó mèo, đưa các cháu đi học. Thậm chí các con bận, tôi cũng kiêm nhiệm vụ dạy cháu học.
Khi bắt đầu làm, tôi nhận ra rằng có vẻ như những công việc nhà này không bao giờ có thể hoàn thành được... Tôi từng nghĩ sau khi nghỉ hưu chỉ cần ở nhà, hàng ngày đi dạo công việc, tham gia các bộ môn cho người già. Tôi sẽ tận hưởng cuộc sống thật sự, nhưng không ngờ giờ tôi bận "tối mắt tối mũi", bận hơn so với trước kia đi làm rất nhiều.
3. Bất đồng quan điểm với con cái
Sau khi con cái dựng vợ gả chồng, người già không nên sống cùng con. Nhà của cha mẹ là của con cái, nhưng nhà của con cái chưa chắc đã là của cha mẹ. 2 thế hệ khác nhau có quan điểm, lối sống, thói quen tiêu dùng khác nhau,… rất dễ xảy ra mâu thuẫn khi chung sống.
Như câu chuyện của tôi cũng là một ví dụ. Vợ chồng tôi ở với con trai ở, hàng ngày chăm sóc cháu, chợ búa, dọn dẹp nhà cửa và còn tỉ việc không tên. Nhiều khi, tôi thấy bản thân như người giúp việc không lương. Buổi tối, các con tôi đi làm về cũng chỉ ngồi vào bàn ăn cơm, xong thì xem ti vi, lướt mạng, chẳng đỡ đần tôi được việc gì.
Nhiều khi tôi cũng góp ý, nhưng các con bảo rằng đi làm về mệt, không còn hơi sức làm việc nhà. Cũng vì vấn đề này mà con trai và con dâu xảy ra cãi vã, khiến tôi rất mệt mỏi, khó xử.
Hay trong việc chăm cháu giữa tôi và con dâu cũng có nhiều bất đồng. Vợ chồng tôi thường bế cháu đi chơi khắp nơi, vừa đi vừa đút đồ ăn. Nhưng con dâu tôi không thích vậy. Con cho rằng đó là việc làm mất vệ sinh, phản khoa học, hình thành thói quen xấu cho đứa trẻ. Vợ chồng từng tự ái khi nghe những lời nhận xét đó. Các con chẳng những không ghi nhận công lao của cha mẹ mà còn cho rằng chúng tôi cổ hủ, lỗi thời.
Vì thế, tôi khuyên những người già không nên sống cùng con cháu để cuộc sống thoải mái hơn.
Theo Toutiao