Theo Thông tư 52 Quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/4 tới, NHNN phân loại các tổ chức tín dụng theo 6 nhóm NHTM quy mô lớn (tổng giá trị tài sản bình quân theo quý trong năm trên 100.000 tỷ đồng); NHTM quy mô nhỏ; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Công ty tài chính;Công ty cho thuê tài chính; Ngân hàng hợp tác xã.
Với tiêu chuẩn về giá trị tổng tài sản, NHNN chia nhóm các ngân hàng thương mại thành hai nhóm, áp dụng thang điểm khác nhau khi xét xếp hạng vào các ngưỡng. Theo số liệu báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017, 60% các ngân hàng tại Việt Nam có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, thuộc nhóm quy mô lớn.
Thứ hạng các ngân hàng quy mô lớn theo giá trị tổng tài sản năm 2017
Có hơn 10 các ngân hàng có quy mô dưới 100.000 tỷ đồng theo thống kê tổng tài sản năm 2017, bao gồm BacABank, ABBank, OCB, NCB, VietABank, BaoVietBank, VietBank, VietCapitalBank, KienLongBank, PGBank và SaigonBank. PGBank là một trong các ngân hàng có quy mô tài sản nhỏ nhất hệ thống. Tuy nhiên, tương lai gần, nhà băng này sẽ sáp nhập vào HDBank. Thương vụ này đã được NHNN chấp thuận và đang trong quá trình triển khai.
Quy mô tổng tài sản liên tục có sự thay đổi. Nhưng nhìn chung, nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước (Big 4) luôn là các ông lớn có quy mô lớn nhất. Tổng giá trị tài sản của BIDV, AgriBank, VietinBank, Vietcombank chiếm khoảng 1/3 tài sản của 31ngân hàng thương mại (không kể 3 ngân hàng 0 đồng và DongABank).
Theo số liệu cập nhật đến hiện tại, đã có 19/31 ngân hàng công bố tổng tài sản năm 2018. Trừ SaigonBank giảm quy mô, các nhà băng khác đều mở rộng giá trị tài sản. VietBank, Techcombank là những ngân hàng tăng tài sản nhanh nhất, lần lượt đạt 24% và 19% trong năm nay.
Trừ SGB, các ngân hàng khác đều mở rộng quy mô tài sản