Một số loại thực phẩm như rau bina, đậu, cá ngừ đóng hộp, gạo nâu và thậm chí cả các loại hạt.... vẫn được đề cao lợi ích đối với sức khỏe. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn muốn ăn bao nhiêu cũng được.
Dưới đây là 6 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như vậy và bạn không nên ăn chúng với số lượng lớn.
1. Hạt quả hạch Brazil (còn gọi là hạt bào ngư)
Theo tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, ăn quá nhiều hạt quả hạch Brazil có thể gây ngộ độc selen (selenosis).
Triệu chứng bao gồm đau dạ dày, rụng tóc, mệt mỏi, dễ cáu giận, tiêu chảy, tóc/móng giòn, dễ gãy, răng xỉn màu, các vấn đề về hệ thần kinh, vị kim loại trong miệng và hơi thở có mùi như mùi tỏi.
Nếu không được điều trị, ngộ độc selen thậm chí có thể gây ra tình trạng khó thở, co giật, suy thận, đột quỵ, suy tim.
Tuy nhiên, không cần tránh hoàn toàn selen bởi đây là một khoáng chất thiết yếu, giúp sản sinh selenoproteins – có chức năng như các chất chống oxy hóa.
Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, chức năng tuyến giáp và quá trình sản sinh AND.
Còn Giáo sư, chuyên gia dinh dưỡng Christine Thomson (Giám đốc Nghiên cứu và đổi mới tại Đại học Cranfield) cho rằng bạn chỉ nên ăn vài hạt quả hạch Brazil mỗi ngày để tránh rắc rối xảy ra.
2. Cá ngừ đóng hộp
TS Dariush Mozaffarian tại ĐH Tufts (Mỹ) cho biết ăn cá giảm bệnh tim mạch, đột quỵ, béo phì, suy giảm nhận thức, trầm cảm, ung thư, các rối loạn viêm tấy và hen suyễn.
Tuy nhiên, Lauren Sucher, phát ngôn viên của FDA nói: Cá ngừ chứa nhiều protein. Tuy nhiên, ăn cá ngừ mỗi ngày chỉ ở mức "có thể an toàn" vì bạn có thể bị ngộ độc thủy ngân, kèm theo những triệu chứng như ngứa ngáy và mất cân bằng.
Bạn nên chọn những hộp cá ngừ "nhẹ" – là loại được làm từ cá ngừ vằn (cá ngừ sọc dưa – skipjack tuna) vốn chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp hơn so với cá ngừ vây dài (albacore tuna).
Đồng thời, nên duy trì mức tiêu thụ không quá 3-5 hộp cá ngừ/tuần và bạn sẽ được an toàn.
3. Lá cây đại hoàng
Bà Diana Herrington, người phụ trách tạp chí Real Food For Life, đồng thời là tác giả của các cuốn sách ebook nổi tiếng về thực phẩm và ăn uống "GREEN means LEAN", "Balance Your Body" khuyến cáo rằng trong khi thân cây đại hoàng có thể là một món ngon thì lá cây lại chứa axit oxalic - hợp chất thường sử dụng trong thuốc tẩy và các sản phẩm chống gỉ sét.
Ăn lá cây đại hoàng có thể gây cảm giác bỏng rát trong miệng và họng, dẫn tới nôn mửa, buồn nôn, chứng co giật và thậm chí gây tử vong.
Một người nặng 67,5kg ăn khoảng 25mg axit oxalic (tương đương 5kg lá cây đại hoàng) sẽ gặp các dấu hiệu bị ngộ độc.
4. Khoai tây
Nếu bạn phát hiện một củ khoai tây màu xanh, nhất là khi khoai tây đang bắt đầu mọc mầm, tốt nhất hãy vứt đi.
Theo báo cáo trên tờ "The New York Times", khoai tây xanh chứa solanine, một loại thuốc trừ sâu tự nhiên rất độc cho con người nếu hấp thụ với hàm lượng lớn. Quá nhiều hợp chất này có thể gây nôn mửa, tiêu chảy và bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học tại Đại học Purdue (Mỹ), Kkhoai tây chuyển sang màu xanh khi chúng được xếp quá chặt dưới mặt đất hoặc khi chúng được lưu trữ ở nhiệt độ ấm hoặc dưới ánh sáng.
Tờ Science Daily khuyến cáo ngộ độc solanine xảy ra từ 8-12 giờ sau khi ăn khoai tây xanh và các triệu chứng có thể dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh khác.
5. Đậu đỏ
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), đậu đỏ sống chứa một độc tố có tên phytohaemagglutinin. Để loại bỏ độc tố này, cần luộc đậu ít nhất 10 phút trước khi ăn.
Theo báo cáo của tạp chí FoodReference.com, không nên hầm đậu ở mức lửa liu riu trong thời gian dài vì chế biến đậu thận ở nhiệt độ dưới nhiệt độ sôi làm độc tính tăng gấp nhiều lần.
Nếu bạn không thể loại bỏ độc tố khỏi đậu thận trước khi ăn sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng.
6. Nước
Theo bản tin trên tờ British Medical Journal, một người phụ nữ này sau khi phát hiện những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, đã tăng lượng nước uống hàng ngày lên rất nhiều: trung bình cứ 30 phút, bà lại uống hơn 237ml nước.
Kết quả là bà nhanh chóng bị ốm nặng tới mức buộc phải nhập viện King’s College trong tình trạng ngộ độc nước - hàm lượng muối trong máu thấp tới mức đáng báo động.
Bác sĩ Imran Rafi, phụ trách nhóm nghiên cứu và các cải tiến y khoa lâm sàng tại Royal College of GPs, cho biết, giữ cho cơ thể không mất nước là điều cần thiết.
Nhưng trường hợp người phụ nữ 59 tuổi nhập viện vì ngộ độc nước cho thấy, việc uống quá nhiều nước có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân và đây là điều mà các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ cũng như bệnh nhân nên lưu ý.