Nhiều nghiên cứu tâm lý được công bố trong vài thập kỷ qua về các mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc.
Tuy nhiên, các nguyên tắc này lại đi ngược lại những gì được coi là truyền thống lãng mạn trong mối quan hệ hôn nhân.
Dưới đây là 6 xu hướng phổ biến nhất trong mối quan hệ hôn nhân mà nhiều cặp vợ chồng nghĩ là lành mạnh và bình thường nhưng thực sự độc hại và đe dọa đến hạnh phúc gia đình mà bạn đang gìn giữ:
1. Chấm điểm bạn đời hàng ngày
Hiện tượng “lưu giữ điểm số” là khi bạn đời liên tục đổi lỗi cho bạn vì những sai lầm trong quá khứ. Nếu cả hai đều làm điều này, mối quan hệ sẽ bị phá vỡ trong trận chiến xem ai là người mắc lỗi nhiều hơn.
Chấm điểm cho mối quan hệ là khởi nguồn của nhiều vấn đề cùng một lúc.
Bạn không chỉ làm chệch hướng vấn đề hiện tại bằng cách tập trung vào những sai lầm trước đây, mà bạn còn cảm thấy tội lỗi và khiến đối tác của bạn cảm thấy tồi tệ trong hiện tại.
Nếu điều này diễn ra đủ lâu, cả hai đối tác sẽ dành phần lớn năng lượng của họ để cố gắng chứng minh rằng họ ít phạm tội hơn người kia, thay vì giải quyết những gì gây ra vấn đề hiện tại.
Thay vì chăm chăm đánh giá bạn đời, hãy giải quyết các vấn đề riêng lẻ ngay khi chúng xảy ra. Sai lầm trong quá khứ, hãy xóa bỏ. Bởi vì bạn đang sống cho hiện tại và hướng tới tương lai.
2. Thường xuyên có hành vi gây hấn thụ động để chọc tức đối phương
Trong hôn nhân, thay vì thẳng thắn vì những thứ gây khó chịu thực sự và to tiếng với đối phương, nhiều người lại tìm những thứ nhỏ nhặt để chọc tức đối phương.
Tuy nhiên, bởi vì hai bạn không giao tiếp cởi mở với nhau nên tình trạng "chiến tranh lạnh" có thể kéo dài.
Một người không có lý do gì để có những hành vi gây hấn thụ động nếu họ cảm thấy an toàn để bày tỏ giận dữ hay bất an trong một mối quan hệ.
Và một người sẽ không bao giờ cảm thấy họ cần bỏ qua “những gợi ý” nếu họ thấy rằng họ sẽ không bị đánh giá hay bị chỉ trích.
Hãy làm rõ mọi vấn đề và trao đổi cởi mở với người bạn đời, và đặc biệt là hãy cho họ thấy rằng họ không nhất thiết phải có trách nhiệm với những cảm xúc khó chịu của bạn nhưng bạn muốn có sự hỗ trợ của họ.
3. Dùng điểm yếu để chèn ép đối phương
Khi xảy ra mâu thuẫn, bạn thường dùng những điểm yếu để chỉ trích đối phương. Khi bạn nắm giữ điểm yếu của mối quan hệ, bạn “tống tiền” những xúc cảm hoặc tạo ra hàng tấn những vấn đề không cần thiết.
Những vấn đề nhỏ nhất trong diễn biến của mối quan hệ cũng có thể dẫn đến những hiểu lầm. Cả hai người cần phải biết cách truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực mà không đe dọa đến tương lai của mối quan hệ.
Thật khó khi phải nói cho đối tác của bạn biết bạn không thích điều gì ở họ, đó là điều bình thường. Nhưng hãy hiểu rằng cam kết, ràng buộc hôn nhân với một người và luôn thích con người họ là 2 điều khác nhau.
4. Đổ lỗi cho người kia vì tất cả cảm xúc của bạn
Giả sử bạn có một ngày tồi tệ và người kia không thực sự thông cảm hay an ủi bạn. Bạn muốn hai người cùng nhau ở nhà và chỉ xem một bộ phim tối nay, nhưng đối tác của bạn có kế hoạch đi chơi và gặp gỡ bạn bè.
Khi sự thất vọng về một ngày tồi tệ và phản ứng của người kia, bạn sẽ thấy mình bị đả kích vì họ quá vô cảm và nhẫn tâm đối với mình.
Tại sao nó lại độc hại? Đổ lỗi cho người kia vì cảm xúc của bạn thân là sự ích kỷ. Khi mặc định đối tác phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của mình, bạn có thể khiến cho người kia phẫn nộ và dễ dẫn đến xung đột.
Tất cả mọi thứ đều phải được đàm phán, từ những điều nhỏ nhất. Nếu không, việc này sẽ khiến cho mối quan hệ của hai người trở nên gượng gạo.
Bạn nên chịu trách nhiệm về tất cả cảm xúc của bản thân, hiểu và ủng hộ cho đối tác của mình. Mọi hy sinh là sự lựa chọn và không nên phụ thuộc vào sự mong đợi của bất kỳ ai.
5. Biểu lộ của “tình yêu” ghen tuông
Bạn bực mình khi đối tác của bạn nói chuyện, gọi điện, nhắn tin, đi chơi với người khác, sau đó bạn trút giận lên đối tác và cố gắng kiểm soát hành vi của họ.
Điều này có thể dẫn đến những hành vi điên rồ như hack tài khoản email của đối phương, xem trộm tin nhắn của họ khi họ đang tắm, hoặc thậm chí là theo dõi giám sát họ.
Điều ngạc nhiên là một số người cho rằng đây là một cách thể hiện tình cảm, thậm chí là nếu đối tác của họ không ghen thì điều đó có nghĩa là họ không đủ yêu.
Suy nghĩ này thực sự như là nực cười. Thay vì được yêu thương, sự ghen tuông thực sự chỉ là sự kiểm soát và thao túng, cho thấy sự thiếu tin tưởng vào đối phương và gây nên những bất hòa không cần thiết giữa hai người.
Thay vào đó, hãy hoàn toàn tin tưởng đối tác của bạn. Đó là nền tảng cần thiết cho một mối quan hệ lâu dài.
6. Dùng vật chất để giải quyết các vấn đề
Bất cứ khi nào có mâu thuẫn hoặc có vấn đề lớn xảy ra trong hôn nhân, thay vì giả quyết nó, bạn sẽ che đậy bằng cảm giác vui vẻ hoặc phấn khích khi bạn đi mua sắm hoặc đi du lịch ở đâu đó.
Đây chính là vấn đề chính trong mối quan hệ của bố mẹ tôi, họ đã ly hôn và có 15 năm khó để nói chuyện được với nhau. Kể từ đó họ liên tục che đậy những vấn đề bằng những thú vui hời hợt.
Điều này đặt ra một tiền lệ không lành mạnh trong hôn nhân.
Trong một mối quan hệ, bất cứ khi nào người phụ nữ tức giận với bạn trai/chồng của mình, người đàn ông sẽ giải quyết vấn đề bằng cách mua cho cô ấy một món quà hoặc đưa cô ấy đến một nhà hàng yêu thích.
Điều này chỉ mang lại cho người phụ nữ sự khích lệ vô thức để tìm thêm lý do để gây khó chịu với người đàn ông.
Đồng thời, nó khiến người đàn ông hoàn toàn không có động lực để thực sự chịu trách nhiệm cho những vấn đề trong mối quan hệ.
Điều cả 2 người cần làm để xử lý vấn đề triệt để là giao tiếp: Hãy nói về những gì đã mất để xây dựng lại lòng tin và khôi phục lại cảm giác được đánh giá cao của đối phương.