6 phương pháp ngủ giúp những người bận rộn nhất thế giới ngủ cực ít nhưng vẫn khoẻ

Vân Anh |

Ngủ là một nhu cầu của con người để đảm sức khỏe, lấy lại năng lượng và tỉnh táo. Tuy nhiên, do bận rộn mà nhiều người không có thời gian để ngủ đủ giấc.

Với những người luôn bận rộn với công việc, học tập,… không có thời gian để ngủ đủ giấc nhưng vẫn muốn đảm bảo sức khỏe thì 6 kĩ thuật ngủ sau đây sẽ làm bạn bất ngờ đây.

Khá nhiều người bận rộn mong muốn mỗi ngày kéo dài thêm 24 tiếng nữa để được… ngủ, bởi họ không có thời gian cho chính giấc ngủ của bản thân.

Tờ Brightside đã tổng hợp lại 6 phương pháp ngủ "bí mật" tốn ít thời gian nhưng vẫn đảm bảo cho sức khỏe, thậm chí còn thừa tới 22 tiếng để làm những việc khác. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kĩ với bác sĩ nếu bạn muốn thay đổi giấc ngủ của mình như 6 kĩ thuật này, đặc biệt là công việc của bạn cần sự tập trung.

Giấc ngủ "cổ xưa": 6 giờ

6 phương pháp ngủ giúp những người bận rộn nhất thế giới ngủ cực ít nhưng vẫn khoẻ  - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Công thức ngủ: 4 giờ (giai đoạn đầu tiên) + 2 giờ (giai đoạn thứ hai) = 6 giờ

Tổ tiên của chúng ta chia giấc ngủ làm 2 giai đoạn riêng biệt, 2 giai đoạn này cách nhau bởi một khoảng thời gian tỉnh táo. Giai đoạn này rất đặc biệt, thường dùng cho những hoạt động tâm linh, tĩnh tâm hay đọc sách.

Nếu bạn muốn thử giấc ngủ "nhiều giai đoạn" mà chưa biết chia như thế nào thì đây là một phương pháp rất đáng thử. Đây cũng là sự lựa chọn thoải mái nhất của hầu hết mọi người.

"Dymaxion" - 2 giờ

6 phương pháp ngủ giúp những người bận rộn nhất thế giới ngủ cực ít nhưng vẫn khoẻ  - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Công thức ngủ: 4 giấc ngủ 30 phút mỗi 6 giờ = 2 giờ

Buckminster Fuller (kiến trúc sư – nhà sáng chế nổi tiếng người Mỹ) đã áp dụng kỹ thuật ngủ hiệu quả nhấ, đó là ngủ trưa 30 phút 4 lần một ngày. Ông tuyên bố ngủ theo kiểu này khiến ông luôn cảm thấy tràn trề năng lượng.

Sau 2 năm ngủ theo lịch trình này, ông đi khám sức khỏe và các bác sĩ thông báo ông có mọt sức khỏe tuyệt vời. Vì vậy, đây được coi như là chu kỳ ngủ cực kỳ hoàn hảo.

"Siêu nhân" - 2 giờ

6 phương pháp ngủ giúp những người bận rộn nhất thế giới ngủ cực ít nhưng vẫn khoẻ  - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Công thức ngủ: 6 giấc ngủ ngắn 20 phút mỗi 4 giờ = 2 giờ

Đối với nhiều người, đây là một kỹ thuật ngủ hiệu quả và tiện lợi nhất. Tuy nhiên, có 1 điểm bất lợi ở kiểu ngủ này: nếu bạn phá vỡ hoặc bỏ qua 1 trong 6 giấc ngủ ngán, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi.

Phương pháp này là một bí mật sáng tạo của Leonardo da Vinci và Salvador Dali (danh họa người Tây Ban Nha). Dali đặt một cái khay kim loại gần giường của mình, nơi anh ngồi và cầm thìa trong tay. Khi thìa rơi vào khay, nghệ sĩ sẽ thức dậy bởi tiếng kêu. Trạng thái trung gian giữa giấc ngủ và sự tỉnh táo cho nghệ sĩ những ý tưởng mới.

"Siesta" - 6,5 giờ

6 phương pháp ngủ giúp những người bận rộn nhất thế giới ngủ cực ít nhưng vẫn khoẻ  - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Công thức ngủ: 5 giờ vào ban đêm + 1,5 giờ ban ngày = 6,5 giờ

Winston Churchill, một trong những người Anh vĩ đại nhất, vẫn giữ lịch trình này. Ông đi ngủ vào lúc 3 giờ sáng, thức dậy lúc 8 giờ, và sau đó ngủ khoảng một giờ vào buổi chiều.

"Bạn phải ngủ trưa và tối, và không được bỏ nửa chừng. Đừng nghĩ là ngủ nhiều thì không có thời gian làm việc. Ngủ đủ giấc thậm chí còn giúp làm việc hiệu quả hơn ", ông viết.

"Tesla" - 2 giờ 20 phút

6 phương pháp ngủ giúp những người bận rộn nhất thế giới ngủ cực ít nhưng vẫn khoẻ  - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

Công thức ngủ: 2 giờ vào ban đêm + 20 phút ban ngày = 2 giờ 20 phút

Nhà vật lí và phát minh nổi tiếng Nikola Tesla (Mỹ) chỉ ngủ 2 đến 3 giờ mỗi ngày. Ông có thể làm việc cả đêm nhưng vẫn thường xuyên sử dụng kỹ thuật ngủ này.

"Everyman" - 2,5 giờ

6 phương pháp ngủ giúp những người bận rộn nhất thế giới ngủ cực ít nhưng vẫn khoẻ  - Ảnh 6.

(Ảnh minh họa)

Công thức ngủ: 2,5 giờ ban đêm + 3 giờ nghỉ trưa 20 phút vào ban ngày

Các nhà khoa học đã nghiên cứu các mẫu ngủ của trẻ sơ sinh, người già và động vật. Ví dụ như voi, chúng bình thường ngủ 2 giờ mỗi ngày: 1 giờ vào ban đêm và sau đó 3 hoặc 4 lần ngủ 15 phút trong ngày.

Khoảng thời gian giữa các giai đoạn ngủ ngắn cần được phân chia bằng nhau. Đây được coi là lịch ngủ linh hoạt và dễ thích nghi nhất. Ngoài ra, các lần ngủ ngắn có thể bỏ qua mà không hề tổn hại đến sức khỏe.

Mẹo nhỏ: tính thời điểm ngủ dậy dễ dàng nhất

Trang Brightside cũng cung cấp cho người đọc bảng thời điểm để dễ dàng tỉnh ngủ nhất dựa trên thời điểm mà bạn bắt đầu ngủ. Hãy thử sử dụng bảng này để thức dậy dễ dàng hơn nhé:

6 phương pháp ngủ giúp những người bận rộn nhất thế giới ngủ cực ít nhưng vẫn khoẻ  - Ảnh 7.

*Theo Brightside.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại