Nhiệt miệng là những vết loét màu trắng, xung quanh là viền đỏ, sưng đau. Vết loét có thể nhỏ hay to tùy vào nhiệt độ của cơ thể bạn đến đâu.
Chính vì vậy, để hạn chế vết loét cũng như nhanh chóng lành bạn có điều chỉnh qua chế độ ăn uống.
Rau ngót
Cách làm:
Bạn lấy rau ngót rửa sạch rồi ép lấy nước cốt sau đó cho vài giọt mật ong vào rồi dùng tăm bông thấm hỗn hợp rau ngót, mật ong vào vết loét. Ngày làm 2-3 lần, làm liên tục ngày 2-3 ngày là khỏi.
Đồng thời bạn có thể kết hợp ăn canh rau ngót, mồng tơi, rau đay hay canh chua đậu bắp hằng ngày để tăng tính giải nhiệt cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng có hiệu quả nhất.
Rau má
Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng.
Trong cây rau má có chứa hóa chất triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét.
Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.
Nước cốt dừa
Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Nước chè tươi
Uống nước chè tươi hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng rất hiệu quả do bản chất chống oxy hóa.
Không nên uống quá nhiều hoặc đun quá đặc sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm. Đồng thời, nếu uống nhiều dễ mất ngủ
Mỗi người nên dùng 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Nước khế
Cách làm:
Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Cháo thịt vịt, chi tử, mướp đắng:
Cách làm:
Thịt vịt 250g, chi tử 20g, mướp đắng 40g, tạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ.
Mướp đắng dùng dao tách đôi bỏ ruột, thái lát mỏng để riêng.
Chi tử cho vào túi vải buộc miệng bỏ vào nồi, đổ nước nấu sôi 15 phút. Lấy túi chi tử bỏ ra ngoài.
Cho thịt vịt và gạo vào nước đó nấu thành cháo. Khi cháo chín cho mướp đắng vào nấu thêm ít phút cho chín đều. Tra gia vị mắm muối, ăn nóng.
Công dụng: thịt vịt bổ âm. Mướp đắng thanh nhiệt chống viêm. Chi tử vừa an thần vừa tả tâm hoả. Trong gia vị cần có hành hoa, chanh, mùi tàu, rau ngổ…
Bệnh nhân loét lưỡi, viêm lợi, rạo rực khó ngủ, tâm phiền, mồ hôi trộm, di tinh mệt mỏi nên dùng.