1. Không bảo vệ sức khỏe, ốm đau không thể than trách
Con người có một bản tính vô cùng kỳ lạ, khi khỏe mạnh thì không bao giờ thăm khám, khi đổ bệnh lại trách than.
Vốn dĩ, mầm bệnh trong người thường kéo dài một thời gian đủ lâu trước khi phát bệnh ra ngoài. Thế nên ngày thường không điều dưỡng, chăm sóc thì đổ bệnh cũng không được than trách.
Mỗi chúng ta, chỉ khi nằm trên giường bệnh đau ốm mới thật sự cảm nhận rõ được giá trị to lớn của sức khỏe. Đến lúc nằm một chỗ trên giường bệnh ngẫm lại những chuyện đã qua rồi tiếc nuối cũng đã muộn.
Chỉ vì sự tham lam của bản thân mà không chịu nghỉ ngơi khiến sức khỏe bị phung phí. Thậm chí khi khỏi bệnh vẫn tiếp tục hành xử như xưa chỉ vì tiền bạc, danh lợi làm mờ con mắt.
Đến lúc sức khỏe cạn kiệt, nhiều tiền đến mấy liệu có còn đủ thời gian để tiêu? Vì thế, trước khi quá muộn hãy biết cách yêu quý và chăm sóc bản thân.
2. Rượu vào lời ra, hối hận cũng muộn màng
Rượu chính là một thứ kích thích có thể gây nghiện, thứ ấy có thể khiến con người ta mất đi lý trí.
Những thứ bình thường cố tình che giấu kỹ càng thì nguy hiểm khi có rượu vào.
Con người chỉ có thể che giấu được những bí mật khi tỉnh táo, còn khi đã có rượu vào, mặt đỏ tía tai thì mọi lời nói đều có thể nói ra thẳng thừng, không hề kiêng nể.
Càng che giấu kỹ thì khi có rượu lại càng thả phanh nói, ngông cuồng hành động vì lý trí khi đó không còn đủ tỉnh táo để giữ bản thân lại.
Số tai họa do say rượu nhiều vô kể, khi tỉnh dậy ngậm ngùi hối hận nhưng đối với việc đã làm, lời đã nói thì có mọi hối hận khi ấy cũng không thể rút lại được.
3. Trẻ không học, già hối hận
Còn trẻ đầu óc nhạy bén, sức lực dồi dào, dễ dàng tiếp thu những cái mới, có thể dành thời gian để tích lũy kiến thức thì lại lười biếng.
Bất cứ ai khi không biết tận dụng khoảng thời gian ngàn vàng này mà chỉ ham chơi thì đến tóc bạc quá nửa đầu mới nhận ra rằng khi ấy dù có bao nhiêu tiền tài cũng không thể mua được tri thức nữa.
Con người thường hối hận vì những việc mình không làm nhiều hơn. Nên đừng để bản thân phải tiếc nuối tuổi trẻ đã quá chỉ vì lười biếng không học hành tử tế.
4. Việc không học, khi cần không biết
Sự thật bằng cấp không phải là thứ quan trọng nhất khi muốn thành công. Con người chỉ cần không ngừng học hỏi thì đều có thể thành công trong tương lai. Một người biết tôn trọng và tiếp thu ý kiến của người khác sẽ tránh được việc đi phải đường tắt sai, cũng tránh được việc phải đi đường vòng lâu.
Chẳng phải người xưa từng dạy: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Vì thế, trong cuộc sống luôn nhớ cần giữ tinh thần ham học hỏi, chuyện lưu tâm không hiểu thì hãy tìm đến những người tài giỏi để có thể học hỏi.
Chỉ như vậy, bản thân mới ngày càng phát triển, càng giỏi giang mà không bị thụt lùi so với mọi người xung quanh.
5. Làm quan đừng tư lợi cá nhân
Trong thế hệ xưa hay ngày nay quan chính là bậc phụ mẫu của nhân dân. Một người muốn làm quan thì không chỉ cần có tài mà còn phải có đức.
Đối với người làm quan, đã là chức cao vọng trọng đến đâu thì đều sẽ có người soi xét. Muốn không hổ thẹn với lương tâm thì phải làm việc công tâm, lấy dân làm gốc.
Người đời vẫn nói rằng không có bí mật nào có thể che giấu cả đời.
Nếu làm quan mà tư lợi cá nhân, sẵn sàng bao che sai phạm chỉ vì lợi ích bản thân, nhận hối lộ hay xử oan thì đến khi sự việc bị bại lộ không những bị coi thường, không ai thương cảm mà còn bị xa lánh, ghét bỏ.
6. Giàu không cần kiệm, nghèo mới hối
Người xưa có câu nói rằng: “Miệng ăn núi lở”, ý chỉ nếu chỉ ăn mà không chịu làm thì có bao nhiêu tiền tài của cải cũng sẽ dần cạn kiệt theo thời gian.
Con người khi sống trong cuộc sống giàu sang, phú quý chỉ học cách hưởng thụ, sống xa hoa mà không học cách cần kiệm thì đến một ngày nào đó sa cơ lỡ vận sẽ không có cách chống đỡ.
Đến lúc khó khăn dù có than thân trách phận thì cũng đã quá muộn. Bởi vậy khi giàu sang đừng quên nghèo.
Hãy biết sống cần kiệm để lo cho tương lai, nếu một ngày có khó khăn bạn cũng sẽ không phải lo lắng. Những lời người xưa để lại không sai, hãy lấy đó mà tự răn mình.