(Ảnh minh họa: Internet)
Có người nói rằng, trong đời, có những người bạn để ta sẻ chia mọi vui buồn, đắng cay của cuộc sống là một niềm hạnh phúc lớn lao. Điều đó đúng, nhưng đôi khi, chia sẻ không đúng người và không đúng thời điểm có thể sẽ khiến bạn mất nhiều hơn là được.
Chính vì thế, cẩn trọng trong lời nói không bao giờ là thừa. Và các chuyên gia cũng đã tổng kết và rút ra có 6 điều, dù bạn bị hỏi nhiều tới cỡ nào, dù người hỏi là người vô cùng thân thiết với bạn, thì bạn cũng không nên nói ra thì sẽ tốt hơn.
1. Thu nhập của bạn
Đây dường như là một quy luật bất thành văn chốn công sở: Không tiết lộ mức lương hoặc thu nhập của bạn, đặc biệt là với đồng nghiệp, để tránh gây ra những sự so sánh, ghen tị, và sau đó là những rắc rối liên quan đến công việc của bạn.
Tiết lộ mức lương có thể sẽ khiến bạn rơi vào những rắc rối mà bản thân bạn không lường trước được. (Ảnh minh họa)
Thực tế, có rất nhiều người sơ ý để lộ mức lương của mình cho người khác biết, và cuối cùng đã bị sếp gọi lên khiển trách, vì người sếp này đã bị một nhân viên khác phàn nàn, thắc mắc, rằng tại sao cùng một công việc mà anh A lại cao hơn tôi, v.v, khiến cho vị sếp vô cùng khó chịu.
Tóm lại, đã là những người đi làm và trưởng thành, bạn nên coi công sở là một môi trường để trau dồi kỹ năng làm việc và thăng tiến, đừng nghĩ nó là nơi chia sẻ chuyện "chị chị em em" rồi biến nó thành địa điểm tập trung các loại "drama" lúc nào không hay, chỉ thiệt thân mà thôi.
2. Điểm yếu của bạn
Nhà báo nổi tiếng người Mỹ Bob Edwards có nói một câu rất hay thế này, "Đừng bao giờ cường điệu những khuyết điểm của mình, vì bạn bè sẽ làm điều đó cho bạn".
Trong cuộc sống, nếu bạn may mắn gặp được những người bạn tốt, thì chắc chắn bạn cũng sẽ đối mặt với không ít những người bề ngoài có vẻ lịch sự, vui vẻ, nhưng bên trong, chưa chắc người ta đã thực lòng quý mến bạn.
Vì thế, để lộ điểm yếu của bạn trước mặt những người này, chẳng khác nào cho họ một thứ vũ khí để họ chống lại bạn vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Khi đó, bạn có hối hận thì cũng đã muộn rồi.
Thay vì tiết lộ điểm yếu của mình, bạn nên khắc phục chúng trước đi đã. (Ảnh minh họa)
Vậy thì, chi bằng đem hết bầu tâm sự của mình để trút cho ai đó, tốt nhất bạn nên tự rèn luyện, khắc phục những điểm yếu của mình, để vừa hoàn thiện, nâng cao giá trị bản thân, vừa không để kẻ khác lợi dụng mà hãm hại bạn.
3. Những việc tốt mình đã từng làm
Trong Kinh Thánh có câu, "Khi làm việc thiện bằng tay phải, đừng cho tay trái biết làm gì", ngụ ý nếu ai đó làm việc thiện từ tâm thì chỉ cần mình mình biết là đủ, không cần đi khắp nơi rêu rao, "Tôi làm việc tốt đấy, tôi đã giúp nhiều người đấy", không những không khiến người khác cảm ơn bạn, mà còn thấy bạn là kẻ huênh hoang, hợm hĩnh, chỉ thích cái danh bề ngoài, mất hết ý nghĩa của công việc từ thiện.
(Ảnh minh họa)
Chính vì vậy, mỗi khi bạn có thể, hãy giúp đỡ người khác, và nhanh chóng quên đi việc mình làm. Cuộc đời sẽ trả ơn bạn theo những cách bất ngờ và thú vị hơn đấy.
4. Những dự định và kế hoạch lâu dài của bạn
Các cụ ta thường dạy rằng, "Nói trước bước không qua". Điều này quả thật không sai, và thực tế là khoa học hiện đại cũng đã chứng minh rằng khi bạn nói trước quá nhiều về những điều mà bản thân chưa thực hiện, vô hình trung nó sẽ tạo ra những tin đồn và áp lực xung quanh gây ảnh hưởng xấu, khiến bạn có thêm rào cản và khó mà hiện thực hóa được kế hoạch của mình.
(Ảnh minh họa)
Đặc biệt, khi bạn vô tình tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh của mình thì kể như kế hoạch của bạn chưa bắt đầu thì đã có hồi kết rồi.
Do đó, hãy áp dụng chiến lược "Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi", bạn cứ âm thầm chuẩn bị thật tốt dự định của bản thân. Khi nó đã thành công, giới thiệu nó với người khác cũng chưa có muộn mà, đúng không?
5. Những vấn đề trong gia đình của bạn
Người ta có câu, "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", để ngụ ý nói rằng, gia đình nhà ai cũng có vấn đề cả, dù là người giàu hay người nghèo, dù gia đình bề ngoài trông hạnh phúc hay bất hạnh, thế nên, nếu gia đình bạn không may có những nỗi buồn, những chia ly, tan vỡ hay mâu thuẫn nào đó, thì hãy giữ cho riêng mình, đừng đem kể hết với người này hay người khác làm gì.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, không cần thiết phải chia sẻ bất hạnh của gia đình mình cho người khác biết. (Ảnh minh họa)
Chắc chắn, bạn không bao giờ thích một viễn cảnh rằng một ngày nào đó, câu chuyện của gia đình bạn sẽ trở thành chủ đề bàn tán của mọi người trong khắp thành phố, đúng không?
Nên nhớ, người ngoài nhiều khi chẳng giúp gì được cho bạn, họ nghe rồi để đấy, hoặc nghe rồi biến nó trở thành "câu chuyện làm quà" với người khác, và dù rằng họ nghe rồi có ý tốt muốn khuyên bạn, cũng chưa chắc họ có thể hiểu thấu và đưa ra cho bạn lời khuyên đúng đắn, nên tốt nhất, hãy dùng lý trí, tình cảm và trải nghiệm của bản thân để tự ứng xử với những rắc rối trong gia đình mình.
6. Chuyện quá khứ của bạn
Nhà vật lý nổi tiếng thế giới Albert Einstein có một câu nói rất chí lý, đó là "Hãy học từ quá khứ, sống cho hiện tại và hy vọng về tương lai", đủ gói gọn mọi chuyện bạn cần làm để có được hạnh phúc trong cuộc sống.
Quá khứ, nếu có nghĩ đến, thì chỉ nên dùng để chiêm nghiệm và rút ra bài học cho mình, để bản thân không mắc lại những sai lầm đó, còn quan trọng nhất, vẫn là hiện tại sống thế nào để tương lai có hy vọng.
Đặc biệt, quan niệm của nhà vật lý người Đức cũng trùng khớp với quan điểm của Phật giáo: Trân trọng hiện tại, hạnh phúc là đây ngay phút giây này. Chính vì thế, bạn đừng bao giờ băn khoăn về những gì chưa làm được, hay những vấp ngã, sai lầm đã qua, và càng tệ hơn, là lại đi tâm sự về nó với những người xung quanh bạn, vì cũng giống như việc tiết lộ điểm yếu, nó có thể khiến bạn mất đi hạnh phúc mình đang có.
Theo MENSXP