6 dấu hiệu vào buổi sáng chứng tỏ đường huyết vượt quá mức tiêu chuẩn, thấy một cũng nên cảnh giác

Lam Chi |

Khi đường huyết cao, cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu cảnh báo vào buổi sáng.

Tiểu đường là tình trạng xảy ra khi đường huyết luôn ở mức cao hơn so với mức bình thường. Tiểu đường được coi là ‘kẻ giết người thầm lặng’ vì những biến chứng nguy hiểm của nó tới nhiều cơ quan của cơ thể. Tiểu đường có thể dẫn tới các bệnh về tim, làm tổn thương thận, các vấn đề liên quan đến thị lực,...

Có rất nhiều triệu chứng để nhận biết bệnh tiểu đường nhưng nhiều bệnh nhân không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào rõ ràng hoặc nhầm lẫn triệu chứng của bệnh với các vấn đề sức khỏe khác.

Tiến sĩ BM Makkar, Chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh Tiểu đường tại Ấn Độ (RSSDI), cho biết: “Đôi khi, các triệu chứng của tiểu đường rất khó phát hiện và khó phân biệt với triệu chứng của bệnh lý khác. Chính vì thế, việc biết các triệu chứng liên quan tới bệnh tiểu đường và nhận biết các tín hiệu mà cơ thể cảnh báo khi tiểu đường tiến triển là rất cần thiết. Không phải ai cũng biết rằng cơ thể phát ra nhiều dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao vào buổi sáng”.

6 dấu hiệu vào buổi sáng chứng tỏ đường huyết vượt quá mức tiêu chuẩn, thấy một cũng nên cảnh giác - Ảnh 1.

Đường huyết cao ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể (Ảnh: Endocrine)

6 dấu hiệu buổi sáng cảnh báo đường huyết cao

1. Khô miệng

Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường thường gặp nhất vào buổi sáng là khô miệng. Nếu bạn thường xuyên bị khô miệng hoặc cảm thấy vô cùng khát nước ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, hãy kiểm tra đường huyết ngay lập tức.

2. Buồn nôn

Tín hiệu nổi bật khác của bệnh tiểu đường thường gặp vào buổi sáng là buồn nôn. Đây có thể là dấu hiệu của các biến chứng của tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Dấu hiệu này có thể là vô hại nếu chỉ xảy ra trong chốc lát. Tuy nhiên, nếu buồn nôn đi kèm với các triệu chứng khác của tiểu đường, hãy cẩn trọng.

3. Nhìn mờ

“Nếu bạn bị mờ mắt khi thức dậy vào buổi sáng, hãy nhanh chóng kiểm tra đường huyết của mình. Tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng tới thủy tinh thể và gây ra triệu chứng nhìn mờ”, tiến sĩ Makkar cho biết.

Tuy nhiên, khi đường huyết trở về mức ổn định, thị lực sẽ trở lại bình thường.

4. Tê chân

Khi đường huyết tăng cao có thể khiến cho các dây thần kinh bị tổn thương. Ở bệnh nhân tiểu đường, các dây thần kinh ở chân và bàn chân thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Triệu chứng liên quan tới dây thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm ngứa ran, đau đến tê ở bàn tay, bàn chân, cẳng chân phụ thuộc vào vị trí của dây thần kinh bị ảnh hưởng.

6 dấu hiệu vào buổi sáng chứng tỏ đường huyết vượt quá mức tiêu chuẩn, thấy một cũng nên cảnh giác - Ảnh 2.

Đường huyết cao kéo dài có thể dẫn tới tê chân (Hình minh họa)

5. Mệt mỏi

Mệt mỏi là một triệu chứng điển hình của tiểu đường, tuy nhiên đây cũng là triệu chứng của nhiều vấn đề khác về sức khỏe như bệnh chuyển hóa, nội tiết, các bệnh cấp hoặc mạn tính,...

6. Rối loạn cương dương

Nam giới mắc tiểu đường, đặc biệt là người mắc tiểu đường loại 2 thường bị rối loạn cương dương. Đây là tình trạng khiến bệnh nhân không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng để làm ‘chuyện ấy’. Việc không kiểm soát được đường huyết khiến đường huyết luôn ở mức cao trong thời gian dài có thể khiến dây thần kinh và mạch máu ở ‘cậu nhỏ’ bị tổn thương, cuối cùng ảnh hưởng tới chức năng cương.

Nguồn: Times of India

6 dấu hiệu vào buổi sáng chứng tỏ đường huyết vượt quá mức tiêu chuẩn, thấy một cũng nên cảnh giác - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại