Ngoài chức năng làm sạch máu bằng cách loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, thận cũng thực hiện một loạt các vai trò thiết yếu khác như điều hòa bài tiết kali và cân bằng nồng độ axít, qua đó giúp điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định.
Ngoài ra thận còn sản xuất vitamin D giúp xương chắc khỏe và đảm bảo tiến trình sản xuất hồng cầu hoạt động hiệu quả.
Tiến sĩ Jeremy Allen, Giám đốc tổ chức Sức khỏe Gia đình tại Mỹ cho biết những triệu chứng bệnh liên quan đến thận thường rất kín đáo và rất khó phát hiện. Vì thế, một khi phát hiện ra dấu hiệu cảnh báo, bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng.
Dù "hầu như không có triệu chứng nhưng bệnh nhân vẫn có thể mất đến 90% chức năng thận khi phát hiện ra bệnh".
Cách tốt nhất để giữ cho cơ quan này tránh khỏi các mối nguy hại là kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp luôn ở mức ổn định.
"Tăng huyết áp và bệnh tiểu đường là hai thủ phạm chính gây ra ít nhất 2/3 số ca suy thận," Jonathan Shaffer, dược sĩ học kiêm bác sĩ nội khoa tại trung tâm Concierge Choice Physicians, Pháp cho biết.
Bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm cả kiểm tra máu để phát hiện kịp thời các vấn đề trong cơ thể.
Tuy phát triển và hình thành trong im lặng nhưng vấn có những dấu hiệu của thận mà bạn dễ dàng nhận biết.
Sưng phù và tăng cân
Thận đóng vai trò đào thải các chất thải trong cơ thể thông qua đường nước tiểu.
Theo Tiến sĩ Mateo Ledezma thuộc Trung tâm Y khoa Kaiser Permanente, Los Angeles, Mỹ, nếu thận làm việc không hiệu quả, những chất độc có thể tích trữ trong cơ thể làm tăng tích nước trong các mô, gây phù và tăng cân.
Tần suất tiểu tiện ít hơn bình thường
Thận hoạt động kém hiệu quả sẽ tăng tích nước trong các mô khiến lượng nước tiểu giảm, điều này đồng nghĩa với việc càng lúc càng nhiều độc tố tích trữ trong cơ thể.
Tần suất tiểu tiện ít hơn bình thường. Ảnh minh họa.
Cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ
Ledezma, chuyên gia Y khoa tại Học viện Nội tiết Bắc Ai-len cho rằng một trong những chức năng của thận là điều tiết mức độ hemoglobin trong cơ thể.
Khi chức năng này suy giảm, cơ thể có những dấu hiệu thiếu máu, năng lượng giảm mạnh, gây cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ.
Ăn không ngon miệng, buồn nôn và khó tập trung
Vấn đề này xảy ra khi lượng chất độc tích tụ trong cơ thể bạn tăng cao và ảnh hưởng tới những cơ quan khác đặc biệt là dạ dày và não bộ.
Tăng huyết áp
Đây là một vòng tròn luẩn quẩn giữa huyết áp và thận. Một khi bị tổn thương, thận không thể kiểm soát và đảm bảo huyết áp ở mức ổn định.
Khi huyết áp không ổn định, áp lực trong mạch máu luôn ở mức cao, gây hại cho các mạch máu đến thận, càng làm tình trạng suy thận thêm trầm trọng.
Tăng huyết áp. Ảnh minh họa.
Rối loạn nhịp tim
Tiến sĩ Jeremy Allen cũng cho biết thêm, suy giảm chức năng thận khiến nồng độ các chất trong cơ thể không được kiểm soát và điều tiết hợp lý.
Kali là một trong những chất có khả năng gây ảnh hưởng lớn cho cơ thể bởi chúng có thể gây rối loạn nhịp tim, tạo ra những biến chứng nguy hiểm trong đó có đột quỵ.
* Theo Prevention