6 cách để cải thiện chỉ số EQ ngay từ nhỏ, biết càng sớm càng có lợi

Huỳnh Đức |

Trí thông minh cảm xúc mang lại nhiều lợi ích và sẽ giúp trẻ đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống sau này.

Các nhà nghiên cứu xác định, trí tuệ cảm xúc (EQ) bao gồm 5 khía cạnh: khả năng nhận biết cảm xúc, khả năng quản lý cảm xúc của chính mình, khả năng chịu đựng thất bại, khả năng hiểu được cảm xúc của người khác và khả năng quản lý các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Có thể nói, trí thông minh cảm xúc mang lại nhiều lợi ích và sẽ giúp con trẻ đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống sau này. Dưới đây là một số lợi ích khi sở hữu EQ cao ở trẻ:

- EQ cao có liên quan đến chỉ số IQ cao. Trẻ em có trí thông minh cảm xúc cao hơn sẽ có kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra. Ngoài ra, họ cũng có xu hướng có điểm cao hơn.

- Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Khi sở hữu EQ cao, trẻ sẽ có kỹ năng quản lý xung đột và phát triển tình bạn sâu sắc hơn. Người lớn có mức độ trí tuệ cảm xúc cao cũng cho biết các mối quan hệ tốt hơn trong cuộc sống và nghề nghiệp của họ.

- Chỉ số thông minh lúc nhỏ liên quan đến thành công cao hơn khi trưởng thành. Một nghiên cứu kéo dài 19 năm được công bố trên Tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ cho thấy, các kỹ năng xã hội và cảm xúc của một đứa trẻ ở trường mẫu giáo có thể dự đoán thành công suốt đời. Những trẻ có thể học được các kỹ năng như: chia sẻ, hợp tác... khi 5 tuổi có nhiều khả năng đỗ đại học hơn và bắt đầu làm công việc toàn thời gian ở tuổi 25.

- Cải thiện sức khỏe tinh thần. Những người có mức độ trí tuệ cảm xúc cao hơn ít có nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm và các bệnh tâm thần khác.

6 cách để cải thiện chỉ số EQ ngay từ nhỏ, biết càng sớm càng có lợi - Ảnh 1.

Trí thông minh cảm xúc mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

Có thể nói, trí tuệ cảm xúc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con trẻ. Khi sở hữu EQ cao, chúng có thể kiểm soát bản thân khi tức giận có khả năng đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Một đứa trẻ có thể bộc lộ cảm xúc một cách chừng mực có khả năng duy trì các mối quan hệ lành mạnh hơn một đứa trẻ hay la hét hoặc nói những điều ác ý khi tức giận. Tin tốt là tất cả trẻ em đều có khả năng học các kỹ năng trí tuệ cảm xúc. Và dưới đây là 6 cách để nâng cao trí tuệ cảm xúc ở con mà cha mẹ nên áp dụng:

1. Gắn nhãn cảm xúc của con bạn

Trẻ em cần biết cách nhận biết cảm giác của chúng. Bạn có thể giúp con mình bằng cách đặt tên cho cảm xúc của con.

Khi con bạn khó chịu vì chúng đã đánh mất một món trò chơi hoặc phải chia sẻ một món đồ chơi cho người khác, bạn có thể nói: “Có vẻ như con cảm thấy thực sự tức giận có phải không?". Hay nếu con trông buồn bã, cha mẹ hãy nói: "Con có cảm thấy thất vọng vì hôm nay chúng ta sẽ không đến thăm ông bà không?".

Việc gán mác các từ ngữ miêu tả cảm xúc như “tức giận”, “khó chịu”, “xấu hổ” và “đau đớn” đều có thể giúp con nhận ra được lỗi lầm của bản thân. Và dĩ nhiên, cha mẹ đừng quên chia sẻ những từ chỉ những cảm xúc tích cực, chẳng hạn như “vui sướng”, “phấn khích”, “hồi hộp” và “hy vọng”.

6 cách để cải thiện chỉ số EQ ngay từ nhỏ, biết càng sớm càng có lợi - Ảnh 2.

Cha mẹ có thể giúp con đặt tên cho cảm xúc của mình

2. Thể hiện lòng cảm thông

Khi con bạn khó chịu, đặc biệt là khi chúng tức giận thì chúng rất dễ bị dẫn đến các hành vi lệch lạc. Nhưng những lời nhận xét có tính chất bác bỏ sẽ dạy con bạn rằng cách chúng đang sai trái.

Một cách tiếp cận tốt hơn là xác thực cảm xúc của con và thể hiện sự đồng cảm ngay cả khi bạn không hiểu tại sao họ lại khó chịu như vậy. Nếu con bạn đang khóc vì bạn nói với chúng rằng chúng không thể đi đến công viên cho đến khi dọn phòng, cha mẹ hãy nói: “Con cảm thấy buồn khi con không được làm những gì mình muốn. Mẹ hiểu điều đó, bởi đôi khi thật khó để làm việc mà mình không muốn. Nhưng hãy cố gắng lên nào”.

Khi con cái biết được rằng cha mẹ hiểu cảm giác bên trong của chúng, chúng sẽ cảm thấy ít bị ép buộc hơn khi phải cho bạn thấy chúng đang cảm thấy thế nào thông qua hành vi của mình.

3. Thể hiện cảm xúc phù hợp

Trẻ em cần biết cách thể hiện cảm xúc của mình theo cách phù hợp. Vì vậy, khi nói “Cảm xúc của con đang bị tổn thương” hoặc vẽ một bức tranh có khuôn mặt buồn bã có thể hữu ích, nhưng la hét và ném đồ đạc là không ổn. Cách tốt nhất để dạy con cách thể hiện cảm xúc là cha mẹ hãy làm mẫu cho con.

Các nghiên cứu cho thấy rằng cha mẹ thông minh về mặt cảm xúc có nhiều khả năng sinh con thông minh về mặt cảm xúc. Vì vậy, hãy tạo thói quen tập trung rõ ràng vào việc xây dựng các kỹ năng của mình để bạn có thể trở thành tấm gương hiệu quả cho con mình.

6 cách để cải thiện chỉ số EQ ngay từ nhỏ, biết càng sớm càng có lợi - Ảnh 3.

Cha mẹ thông minh về mặt cảm xúc có nhiều khả năng sinh con thông minh về mặt cảm xúc

4. Dạy kỹ năng đối phó lành mạnh

Một khi trẻ hiểu được cảm xúc của mình, chúng cần học cách đối phó với những cảm xúc đó một cách lành mạnh. Tuy nhiên, việc biết cách bình tĩnh, vui vẻ hoặc đối mặt với nỗi sợ hãi có thể rất phức tạp đối với trẻ nhỏ.

Dạy các kỹ năng cụ thể. Chẳng hạn, cha mẹ có thể dạy con về cách hít thở sâu mỗi lần chúng tức giận để giúp cơ thể bình tĩnh lại. Một cách hay để dạy trẻ về điều này là "hơi thở bằng bọt khí". Cụ thể của phương pháp này là dạy chúng hít vào bằng mũi và thổi ra bằng miệng như thể chúng đang thổi qua một cây đũa phép.

Bạn cũng có thể giúp con mình tạo ra một bộ dụng cụ giúp chúng điều chỉnh cảm xúc của mình. Chẳng hạn sách tô màu, truyện cười, nhạc nhẹ, kem dưỡng da có mùi thơm là một vài công cụ có thể giúp thu hút giác quan và xoa dịu cảm xúc của con. Đặt các mục trong một nơi dễ thấy để bất cứ khi nào con nổi nóng, hãy sử dụng các công cụ để quản lý cảm xúc của con.

5. Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

Một phần của việc xây dựng trí thông minh cảm xúc liên quan đến việc học cách giải quyết vấn đề. Sau khi các cảm xúc đã được xác định và giải quyết, đã đến lúc bạn phải tìm cách khắc phục vấn đề con đang mắc phải.

Khi con bạn mắc sai lầm, hãy giải quyết các vấn đề và giúp con tìm ra các hướng để có thể giải quyết mọi vấn đề còn tồn tại. Cố gắng đóng vai trò là một huấn luyện viên, thay vì là người giải quyết vấn đề thực tế. Cung cấp hướng dẫn khi cần thiết nhưng hãy cố gắng giúp con bạn thấy rằng chúng có khả năng tự giải quyết vấn đề một cách hòa bình và hiệu quả.

6 cách để cải thiện chỉ số EQ ngay từ nhỏ, biết càng sớm càng có lợi - Ảnh 4.

Sau khi các cảm xúc đã được xác định và giải quyết, đã đến lúc bạn phải tìm cách khắc phục vấn đề con đang mắc phải.

6. Không ngừng cải thiện EQ

Cho dù con bạn có vẻ thông minh về mặt cảm xúc như thế nào, thì vẫn phải luôn cải thiện không ngừng. Và có thể có một số thăng trầm trong suốt thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Khi lớn lên, chúng có khả năng phải đối mặt với những trở ngại sẽ thách thức kỹ năng của chúng. Vì vậy, hãy biến nó thành mục tiêu để kết hợp việc xây dựng kỹ năng vào cuộc sống hàng ngày.

Khi con bạn còn nhỏ, hãy nói về cảm xúc mỗi ngày. Nói về những cảm xúc mà nhân vật trong sách hoặc trong phim đang cảm thấy. Thảo luận về những cách giải quyết tốt hơn mà các vấn đề được giải quyết hoặc các phương thức mà các nhân vật có thể sử dụng để đối xử với người khác một cách tôn trọng.

Khi con bạn lớn hơn, hãy nói về các tình huống thực tế cho dù đó là những điều chúng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày hay đó là vấn đề bạn đang đọc trên bản tin. Hãy biến nó thành một cuộc trò chuyện liên tục.

Sử dụng những sai lầm của con làm cơ hội để phát triển tốt hơn. Khi họ hành động vì tức giận hoặc làm tổn thương cảm xúc của ai đó, hãy dành thời gian để nói về cách họ có thể ứng xử tốt hơn trong tương lai. Với sự hỗ trợ và hướng dẫn liên tục của phụ huynh, con trẻ có thể phát triển trí tuệ cảm xúc và trí lực mà chúng cần để thành công trong cuộc sống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại