5.000 lính Trung Quốc bảo vệ dự án 400 tỷ USD ở Iran: Bắc Kinh muốn gì?

Tú Anh |

Một mặt, Trung Quốc muốn biến Iran thành một thị trường vũ khí béo bở nhưng mặt khác cũng lộ rõ tham vọng xây dựng Tehran trở thành chiến lũy chống lại các lực lượng Mỹ ở châu Á.

Thời gian gần đây, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Iran đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi Bắc Kinh có kế hoạch rót một khoản đầu tư khổng lồ trị giá 400 tỷ USD kéo dài 25 năm vào các cơ sở hạ tầng và năng lượng của Tehran.

Đây là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc với tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) nhằm định hình lại nền kinh tế khu vực theo hướng có lợi cho mình.

Trung Quốc được cho là đã mạnh bạo bỏ ra một số tiền lớn như vậy đầu tư vào các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Iran để đổi lại cam kết chắc chắn sẽ nhận được nguồn cung dầu lửa từ phía Iran trong vòng 25 năm tới.

Đây cũng là khoản đầu tư lớn nhất mà Bắc Kinh từng cam kết với bất kỳ quốc gia nào tham gia BRI. Dự kiến, khoản đầu tư 280 tỷ và 120 tỷ USD tương ứng sẽ được chi cho lĩnh vực dầu khí và xây dựng cơ sở hạ tầng của Iran.

5.000 lính Trung Quốc bảo vệ dự án 400 tỷ USD ở Iran: Bắc Kinh muốn gì? - Ảnh 1.

Lính Trung Quốc tại lễ khánh thành căn cứ quân sự mới ở Djibouti tháng 8/2017. Ảnh: AFP

Theo các thông tin công khai, Trung Quốc sẽ chi 120 tỷ USD để phát triển mạng lưới giao thông của Iran, bắt đầu bằng tuyến đường dài 2.300 kết nối Tehran với Urumqi ở tỉnh Tân Cương.

Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ có một kế hoạch tham vọng kết nối với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Turkmenistan rồi qua Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu.

Song với đó, Bắc Kinh cũng có kế hoạch triển khai hơn 5.000 nhân viên an ninh Trung Quốc để bảo vệ cho các dự án đầu tư trên ở Iran. Trung Quốc hiện nay nằm trong số 3 quốc gia cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Iran.

Số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy, xuất khẩu vũ khí của Bắc Kinh cho Tehran giai đoạn 2008 - 2018 đạt 270 triệu USD.

Cuộc tập trận hải quân 3 bên đầu tiên giữa Trung Quốc, Nga và Iran được tổ chức trên Vịnh Oman vào tháng 12 năm ngoái. Về mặt chiến lược, cả ba quốc gia đều chia sẻ một quan điểm chung: xem Mỹ là kẻ thù và luôn cố gắng ngăn cản chủ nghĩa can thiệp quân sự của Washington.

Iran tìm cách mở rộng ảnh hưởng quân sự trong khu vực bằng việc tìm tới vũ khí và kiến thức chuyên môn của Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh muốn Iran trở thành một thị trường vũ khí béo bở, đồng thời biến Iran thành chiến lũy chống lại các lực lượng Mỹ ở châu Á.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại