50 triệu căn nhà bị bỏ không ở Trung Quốc

Linh Anh |

Vấn đề nghiêm trọng đến mức Chủ tịch Tập Cận Bình phải nhấn mạnh "nhà là để ở chứ không phải để đầu cơ".

Nghiên cứu sắp được công bố cho thấy khoảng 22% số căn hộ trong các đô thị ở Trung Quốc đang không có người ở.

Điều đó có nghĩa là 50 triệu căn hộ được xây lên và để không. Kịch bản ác mộng với các nhà hoạch định chính sách là việc chủ sở hữu những ngôi nhà này không vội vàng bán đi nếu xuất hiện dấu hiệu rạn nứt với thị trường bất động sản. Điều đó sẽ khiến giá cả tăng vọt.

Dữ liệu mới nhất từ cuộc khảo sát năm 2017 cũng cho thấy những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc hạn chế đầu cơ bất động sản sắp trở thành hiện thực.

Giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng đầu cơ bất động sản là việc làm đe dọa ổn định tài chính xã hội của Trung Quốc, điều có thể dẫn tới những hành động kiềm tỏa hoặc ngăn chặn.

Giáo sư Gan Li của Đại học Tài chính Kinh tế Tây Nam Thành Đô, tác giả của bản báo cáo, cho rằng: "Không có bất cứ quốc gia nào mà tỷ lệ nhà trống lại cao đến thế. Nếu có bất cứ rạn nứt nào xuất hiện trên thị trường bất động sản, những ngôi nhà này sẽ tạo ra một trận lũ quét với nền kinh tế Trung Quốc".

Một trong những giải pháp mà Bắc Kinh có thể thực hiện để ngăn chặn tình trạng đầu cơ bất động sản hoặc để trống nhà ở là đánh thuế cao.

Đây là biện pháp rất hợp lý về mặt chính sách nhưng theo các chuyên gia, việc xác định căn hộ nào bị bỏ trống là điều cực kỳ khó thực hiện. Trong khi đó, tỷ lệ nhà trống ở Trung Quốc vẫn duy trì ở mức 49 triệu căn trong năm 2013 so với 50 triệu căn trong khảo sát năm nay.

Đầu cơ nhà là điều khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng trong nhiều năm. Một số thành phố và tỉnh thành chọn cách thắt chặt các duy định với việc mua thêm nhà.

Tuy nhiên, điều này chỉ làm giá nhà tăng cao, trầm trọng thêm vấn đề với những người muốn mua nhà để ở. Hồi tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải nhấn mạnh rằng: "Nhà là để ở, không phải để đầu cơ".

Theo Giáo sư Gan, Chính phủ Trung Quốc có thể tiến hành khảo sát quy mô trong 2 hặc 3 năm tới. Tuy nhiên, giống những khó khăn các nhà nghiên cứu gặp phải, việc khảo sát sẽ gặp nhiều trở ngại. Trường hợp của Natalie Feng, 27 tuổi, là một ví dụ.

Được cha mẹ mua cho một căn biệt thự ở ngoại ô Thượng Hải, gia đình cô thường tới đó nghỉ dưỡng vào cuối tuần. Tuy nhiên, nó được bỏ không trong suốt cả tuần vì Feng thấy rằng có quá nhiều rắc rối khi cho thuê nó.

"Chúng tôi phải lái xe cả tiếng và mất nửa ngày dọn dẹp để có thể ở đó vào cuối tuần. Tôi ước bố mẹ đừng mua cho mình căn nhà ấy vì bất cứ căn nhà nào khác mà tôi mua đều sẽ được tính là căn nhà thứ hai, điều đồng nghĩa với việc tôi phải trả một khoản tiền lớn cho nó", Feng nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại