50 quả bom nguyên tử Mỹ triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi về đâu?

Tú Anh |

Sự bất ổn tại Thổ Nhĩ Kỳ cùng với mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Ankara và Nga đã khiến giới chức Mỹ phải cân nhắc lại việc tái bố trí kho vũ khí hạt nhân của họ.

Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy mạnh chiến dịch tấn công vào phía Bắc Syria, thay thế và thậm chí còn bị cáo buộc nổ súng vào lực lượng quân sự Mỹ đang rút lui theo lệnh của Tổng thống Donald Trump.

Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thực sự còn là đồng minh của Mỹ? Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trong bài phát biểu trên kênh truyền hình Fox sáng ngày 13/10 đã tự chấn vấn: "Không, tôi nghĩ những hành động thời gian vừa qua của Thổ Nhĩ Kỳ thật là khủng khiếp".

Điều này lại đưa đến một vấn đề: Mỹ hiện đang tích trữ khoảng 50 quả bom nhiệt hạch phóng từ trên không tại căn cứ không quân Incirlik ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, địa điểm chỉ cách biên giới Syria - nơi cuộc xung đột đang diễn ra, chưa tới 100 dặm.

Kho dự trữ vũ khí hạt nhân này có nguồn gốc từ thời Chiến tranh Lạnh khi Mỹ muốn triển khai tại châu Âu một lượng bom nguyên tử đủ lớn để đối phó với Liên Xô. Bỉ, Hà Lan, Đức và Ý cũng có các kho vũ khí tương tự. Mỹ đã huấn luyện các quốc gia cách thức sử dụng loại vũ khí được mệnh danh là "Ngày tận thế" này.

50 quả bom nguyên tử Mỹ triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi về đâu? - Ảnh 1.

Máy bay Hải quân Mỹ bay trên Căn cứ Không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP

Ngày nay, những quả bom nguyên tử này vẫn đang tồn tại. Ngoài cái cơ nêu trên thì Mỹ cũng hy vọng các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ coi đây là lý do đủ để họ không phát triển vũ khí hạt nhân cho riêng mình.

Tuy nhiên, hy vọng đó dường như khá bấp bênh: Tháng trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng tuyên bố ông "không thể chấp nhận" những nỗ lực ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ phát triển bom nguyên tử cho riêng mình.

Thế nhưng, sự bất ổn tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng như trong khu vực cùng với mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Ankara và Nga đã khiến các chiến lược gia người Mỹ phải cân nhắc lại việc tái bố trí kho vũ khí hạt nhân của họ từ nhiều năm nay.

Cuộc đảo chính năm 2016 nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan khiến toàn bộ hệ thống cung cấp điện ở căn cứ không quân Incirlik từng bị cắt đứt trong vài ngày đã đặt ra câu hỏi về sự an toàn của số vũ khí này.

Gần đây hơn, việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua các hệ thống phòng không tiên tiến S-400 từ Nga đã khiến giới chức quốc phòng ở Lầu Năm Góc lo ngại vì Ankara là đối tác phát triển máy bay ném bom chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ. Không quân Mỹ đã tạm dừng quan hệ đối tác với Thổ Nhĩ Kỳ vì lo ngại Nga có thể sẽ học hỏi được từ Ankara cách bắn hạ máy bay Mỹ.

Trong bối cảnh đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay lại đang cùng bắt tay nhau điều phối chính sách quân sự ở miền bắc Syria, còn Mỹ chỉ đóng vai trò như người đứng ngoài cuộc chơi.

Cảnh báo rùng rợn nếu chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ nổ ra

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại