Khi già đi, thể lực của chúng ta dần suy yếu, vì vậy việc chăm sóc bản thân và chăm sóc cơ thể thật tốt là điều rất quan trọng. Sau 50 tuổi, ngoài việc bổ sung canxi và protein, cơ thể còn cần bổ sung thêm axit folic. Acid folic hay còn gọi là vitamin B9, một thành phần không thể thiếu của cơ thể. Đây là dưỡng chất rất cần cho quá trình phát triển và phân chia các tế bào và góp phần quan trọng cho sự hình thành của tế bào máu.
Bổ sung axit folic thường xuyên sẽ có tác dụng rất tốt, có thể tăng cường cơ xương, bảo vệ gan thận, tăng cường khả năng miễn dịch hiệu quả. Dưới đây là các loại thực phẩm rất giàu axi folic
1. Lươn
Nhiều loại hải sản có hàm lượng axit folic tương đối cao như lươn, cua biển. Bạn nên bổ sung luân phiên các thực phẩm này trong các bữa ăn hàng tuần.
Các nấu món lươn om
Nguyên liệu: lươn, hành tây, gừng, tỏi, muối, đường phèn, tiêu trắng, rượu nấu ăn, nước tương nhạt, nước tương đen, dầu hào
- Khi mua lươn, bạn có thể nhờ người bán sơ chế lươn. Trước khi chế biến, trụng lươn qua nước nóng cho sạch nhớt rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
- Đổ dầu vào chảo, đun nóng rồi cho gừng và tỏi vào xào thơm rồi cho lươn vào chiên vàng đều hai mặt. Thêm đường phèn, tiêu trắng, rượu nấu, nước tương nhạt, nước tương đen , và dầu hào cho vừa ăn. Xào săn lươn, sau đó cho nước ngập lươn, đun sôi ở lửa lớn, rồi giảm lửa nhỏ dần trong 20 phút. Cuối cùng thêm muối vừa ăn, chắt nước súp, rắc thêm hành lá xắt nhỏ cho dậy mùi thơm.
2. Ngô
Không nên đánh giá thấp hàm lượng axit folic trong các loại ngũ cốc. Ngô là 1 loại ngũ cốc có hàm lượng axit folic cao và rất phổ biến. Bạn có thể chế biến ngô thành nhiều món ăn ngon.
Cách chế biến ngô luộc
Nguyên liệu: ngô, nước, muối.
Ngô tươi sau khi mua về bóc bỏ nhiều lớp vỏ, chỉ để lại lớp cuối cùng.
Rửa sạch với nước rồi cho vào nồi.
Sau đó, đổ nước vào nồi, thêm một chút muối hoặc đường để ngô ngọt và đậm vị hơn.
Đun sôi ở lửa lớn, đun tiếp trong 15 phút thì tắt bếp đun nhỏ lửa trong 2 phút thì đã hoàn thành
3. Rau chân vịt
Rau chân là một loại thực phẩm rất phổ biến nhưng hàm lượng axit folic của nó thuộc loại tốt nhất trong số các loại rau. Ngoài ra, rau chân vịt còn có thể bổ sung một lượng lớn vitamin, chất xơ...
Các làm rau chân vịt trứng
Nguyên liệu: rau chân vịt, trứng, hành tỏi, muối, bột ngọt, dầu ăn
-Rau chân rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng đoạn
-Đập 2 quả trứng vào tô, khuấy đều rồi để riêng.
-Cắt hành, tỏi thành từng lát.
- Cho dầu vào nồi, đổ trứng vào xào chín tới, xào thành từng miếng nhỏ rồi cho ra đĩa
- Rau chân vịt chần qua nước sôi, rồi cho ra rổ cho ráo nước.
- Cho chút dầu vào chảo và phi thơm hành tỏi. Sau đó cho rau chân vịt đã chần vào xào chín.
- Thêm gia vị vừa ăn, sau đó cho thêm trứng vào đảo đều tay là đã hoàn thành.
4. Đậu đen
Hàm lượng axit folic rất cao trong các loại thực phẩm họ đậu. Trong đó, đậu đen rất giàu axit folic bậc nhất, lên tới 720 microgam trên 100 gam.
Công thức nấu sữa đậu đen
Nguyên liệu: đậu đen, đường phèn, mè đen , nước
-Đậu đen vo sạch, ngâm nước một đêm.
-Vừng đen rửa sạch một chút.
-Cho đậu đen, mè đen, đường phèn và những thứ bạn thích vào máy làm sữa hạt cùng một lượng nước thích hợp và bấm chế độ thích hợp.