Là một trong những đường dẫn quan trọng nhất trong cơ thể con người, thực quản “ghi lại” ấn tượng đầu tiên về mỗi loại thức ăn đi vào cơ thể dù là nóng, mặn hay nghẹn, nó đều có thể cảm nhận được ngay lập tức.
Dù vậy, thường ngày, chúng ta có xu hướng ít quan tâm hơn đến sức khỏe của thực quản. Thậm chí, nhiều người hàng ngày vẫn thực hiện những hàng động gây hại cho thực quản, có thể dẫn đến đột biến tế bào và gây ung thư.
Dưới đây là 5 thói quen như thế, nếu có thì bạn cần bỏ ngay để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.
1. Luôn ăn đồ nóng trên 65 độ C
Nhiều người cho rằng thưởng thức món ăn là phải dùng lúc còn nóng hôi hổi để đảm bảo vị ngon.
Tuy nhiên, thói quen này cực kỳ có hại cho thực quản của con người, quá trình này diễn ra trong khoảng 9 giây kể từ khi bắt đầu nuốt cho đến khi sóng nhu động đi đến cuối thực quản và đi vào dạ dày. Nhiệt độ cao từ thức ăn sẽ làm bỏng niêm mạc thực quản và gây hoại tử, lâu dài có thể dẫn đến ung thư.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiệt độ tối đa mà thực quản của con người có thể chịu đựng được là khoảng 40~ 50 độ C. Khi ăn phải thức ăn có nhiệt độ trên 65 độ C sẽ gây bỏng niêm mạc thực quản, dễ gây viêm nhiễm.
Bỏng nhiều lần và [cơ thể] tự sửa chữa niêm mạc thực quản liên tục có thể gây ra sự biến đổi ác tính của tế bào và làm tăng nguy cơ ung thư.
2. Thích ăn đồ cay hoặc đồ chua
Nếu nghiện ăn nhiều đồ cay nóng, gây kích ứng trong thời gian dài như ớt, tỏi, mù tạt, cà phê… sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho niêm mạc thực quản và dẫn đến ung thư thứ phát.
Đồ muối chua tuy ngon miệng và có thể làm tăng cảm giác thèm ăn của con người nhưng chúng lại chứa một lượng lớn nitrit. Những chất này sau khi vào cơ thể con người có khả năng chuyển hóa thành nitrosamine, và nitrosamine là chất cực kỳ dễ gây ung thư.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hàm lượng nitrit được phát hiện trong chế độ ăn, nước uống và thậm chí cả nước bọt của bệnh nhân ở những khu vực có tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao cao hơn nhiều so với những người ở khu vực có tỷ lệ mắc ung thư thực quản thấp.
Ngoài ra, các loại đồ ăn nhẹ, sản phẩm [chiên] phồng, bánh kem, sôcôla... những thực phẩm này cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ trào ngược.
3. Thức ăn quá cứng và tốc độ ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, miếng thức ăn lớn có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản; ăn quá cứng như thức ăn thô, cứng, đặc biệt là các góc của vật cứng có thể làm xước thực quản, gây tổn thương niêm mạc thực quản, viêm thực quản. Việc tiêu thụ lượng lớn những thực phẩm này trong thời gian dài sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư.
4. Hút thuốc và uống rượu
Thuốc lá chứa hơn 60 chất gây ung thư. Khói tạo ra khi hút thuốc sẽ bám vào miệng và cổ họng, còn có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản.
Uống rượu lâu ngày dễ dẫn đến tổn thương niêm mạc thực quản. Tổn thương nhiều lần và sửa chữa dễ dẫn đến ung thư. Bệnh nhân uống rượu thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 3 đến 5 lần so với người bình thường.
5. Ăn xong nằm hoặc ngủ ngay
Nhiều người cảm thấy bụng nặng trĩu sau khi ăn no và cho rằng lúc này nằm sẽ thoải mái hơn. Tuy nhiên, họ không biết rằng thói quen này dễ gây ra các bệnh về dạ dày và thực quản như viêm dạ dày, trào ngược axit, viêm thực quản...
Ngoài ra, nằm ngay sau khi ăn có thể dễ dàng khiến cơ thể không tiêu thụ calo, dẫn đến tích tụ nhiều chất béo, gây béo phì.
Bệnh nhân béo phì dễ bị trào ngược axit do tăng áp lực trong ổ bụng, từ đó dẫn đến các triệu chứng.
Ngoài ra, nằm ngay sau khi ăn lâu sẽ làm tăng lipid máu, có thể gây ra bệnh cao huyết áp, bệnh tim, huyết khối não và các bệnh khác có hại cho sức khỏe.
Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy