Uống nước giúp hỗ trợ tiêu hóa, đốt cháy calo, duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt cho sức khỏe và đây là 5 thời điểm bạn tuyệt đối không nên uống nước.
1. Khi đã uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ làm loãng lượng muối cân bằng tự nhiên của cơ thể. Điều đó khiến nồng độ natri máu giảm, tình trạng này gọi là hạ natri máu. Trong quá trình tập luyện các vận động viên uống nước liên tục dẫn đến viêm mô tế bào - là nguyên nhân gây nôn, buồn nôn, co giật và thậm chí gây tử vong.
Chất lỏng nạp vào cơ thể gồm nước chanh, nước canh, nước dừa...
2. Khi nước tiểu trong
Hãy quên quy tắc uống 8 ly nước mỗi ngày thay vào đó hãy nhìn màu nước tiểu để biết bạn có uống đủ nước không. Khi nước tiểu có màu vàng nhạt, đó là dấu hiệu cho thấy lượng nước đủ cho hoạt động của cơ thể.
Nếu nước tiểu có màu vàng đậm nghĩa là bạn cần uống nước ngay lập tức. Ngoài ra, lượng chất lỏng nạp vào cơ thể không chỉ có nước lọc mà còn bao gồm cả nước trái cây, trà xanh, nước dừa và nước chanh.
3. Khi tập luyện với cường độ cao
Khi tập luyện, cơ thể sẽ mất nhiều chất điện giải thông qua việc đổ mồ hôi nhiều, điều này gây ra mất cân bằng điện giải. Chính vì vậy, khi đổ mồ hôi nhiều cần phải bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu.
Tuy nhiên, nước lọc chỉ cung cấp nước mà không chứa một chất dinh dưỡng nào, nên thay thế nước lọc bằng bước dừa. Trong nước dừa có chứa magie, chất xơ, natri, kali và vitamin C.
4. Khi bạn ăn nhiều
Nhiều người muốn ăn ít hơn nên thường uống nước trước bữa ăn. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu lại không đồng ý với cái quan điểm này. Uống nhiều nước để ăn ít là không tốt vì cơ thể cần một lượng calo cần thiết để hoạt động.
Uống nước sai thời điểm là "mua bệnh" vào người.
5. Uống nước ngay sau khi ăn
Các nhà khoa học khuyên sau bữa ăn 30 phút mới nên uống nước. Điều này giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn vì nếu uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày và các enzyme tiêu hóa.
*Theo Timesofindia