Làm hỏng men răng
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, một cốc nước chanh mỗi ngày có thể không gây hại nhưng nếu uống quá nhiều thì lại có thể tàn phá men răng rất lớn.
Nguyên nhân là do chanh có tính acid cao, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm xói mòn men răng.
Nếu bạn không hình dung được quá trình men răng bị xói mòn như thế nào thì hãy tưởng tượng răng của bạn chuyển từ trắng sang màu vàng và cảm giác thô khi lưỡi chạm vào.
Ngoài ra, chanh cũng là thủ phạm gây nên tình trạng sâu răng do làm gia tăng cường độ tiếp xúc của acid với răng.
Tuy nhiên, bạn không phải từ bỏ hoàn toàn món nước chanh yêu thích nhưng khi uống nên sử dụng ống hút để cắt giảm sự tiếp xúc với acid trên răng.
Làm nặng thêm bệnh lý dạ dày
Trong khi nước chanh chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe thì việc sử dụng quá nhiều lại có tác dụng ngược khi làm cho bệnh loét dạ dày nặng hơn và khởi phát trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Loét dạ dày xuất hiện có thể do lượng acid dư thừa trong bụng. Do đó, khi tiêu thụ nhiều chanh sẽ càng làm cho dạ dày dư thừa acid gây ra vết loét vào lớp lót bên trong của dạ dày, tá tràng ở mức độ nhẹ hoặc nặng.
Khoa học đã chứng minh rằng bệnh GERD được kích hoạt bởi các loại thực phẩm có tính acid như nước chanh với biểu hiện ợ nóng, buồn nôn và nôn.
Hàm lượng acid trong trái cây này có thể làm tăng sản xuất acid trong dạ dày khiến chúng dễ dàng di chuyển đến cổ họng, gây ra cảm giác bỏng và dễ dàng ăn mòn lớp lót bên trong của thực quản, từ đó gây ra triệu chứng GERD
Vỏ chanh là nơi chứa vi khuẩn
Trong một nghiên cứu năm 2007 trên Tạp chí Sức khỏe môi trường Mỹ, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra vỏ và thịt của chanh từ hơn 21 nhà hàng và phát hiện ra rằng gần 70% trái chanh chứa các sinh vật như E. Coli, loại vi khuẩn có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.
Do đó, để tránh vi khuẩn, hãy vắt chanh và bỏ vỏ thay vì thả toàn bộ hay thêm nếm vỏ chanh vào ly của bạn.
Làm trầm trọng thêm các vết loét miệng
Không có gì tệ hơn khi bạn thức dậy với sự đau đớn trong miệng do một vết loét mới hình thành.
Trong khi hầu hết các vết loét tai ương sẽ tự hết trong vòng một hoặc hai tuần thì việc bạn uống nước chanh trong giai đoạn này có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn mà không hề nhận ra.
Điều này đã được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ chứng nhận khi khẳng định nước chanh có thể gây hại nhiều hơn cho miệng do nó không chỉ làm giảm men răng, gây sâu răng mà còn có khả năng làm trầm trọng thêm các vết loét miệng.
Gây đau nửa đầu
Nếu bạn đã từng trải qua cơn đau đầu hoặc chứng đau nửa đầu thì bạn sẽ không bao giờ muốn ăn uống hay tạo bất kỳ cơ hội nào cho triệu chứng này xuất hiện thêm lần nữa. Trong các loại hoa quả thì loại có múi, bao gồm cả chanh bạn cũng nên tránh xa.
Đã có nghiên cứu tại Mỹ cho rằng có mối liên quan giữa chứng đau nửa đầu với loại trái cây có múi do chúng có chứa chất phenylethylamine.
BS. Rebecca Traub, một nhà thần kinh học người Mỹ cũng cho biết trái chanh được các bác sĩ nhắc nhở bệnh nhân không nên dùng do có thể kích hoạt đau nửa đầu.