Trứng gà có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ lệ protein, axit amin trong trứng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể lên đến 98%.
Trong trứng còn có canxi, phốt pho, sắt và vitamin A, vitamin B, các yếu tố vi lượng thiết yếu khác vô cùng phong phú.
Trứng tốt như vậy, nhưng những ngộ nhận sai lầm về trứng cũng khá phổ biến. Sau đây là 5 cách hiểu sai về trứng khiến 80% người được hỏi tin là đúng như vậy.
1. Cứ ăn trứng là có thể hấp thụ dinh dưỡng như nhau?
Có nhiều người cho rằng, dù chế biến trứng theo cách nào thì khi ăn vào cũng hấp thụ dinh dưỡng như nhau, trên thực tế điều này không đúng.
Xét về tỉ lệ hấp thụ và tiêu hóa, ăn trứng luộc hoặc hấp sẽ giữ nguyên 100% dinh dưỡng, trứng ốp còn 98%, trứng xào còn 97%, trứng cuộn còn 92.5%, trứng rán già lửa còn 81,1% và ăn sống chỉ còn từ 30% đến 50% .
Theo số liệu như trên, ăn trứng hấp hoặc luộc là cách tốt nhất, vì thế bạn cũng nên cân nhắc cách ăn của mình.
2. Vỏ trứng màu sẫm hơn có tỉ lệ dinh dưỡng cao hơn?
Màu sắc của vỏ trứng không xác định giá trị dinh dưỡng chứa trong trứng (Ảnh minh họa)
Nhiều người cho rằng trứng có màu sẫm hơn sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn trứng có vỏ màu nhạt. Nhưng các phân tích cho thấy, giá trị dinh dưỡng của trứng không phụ thuộc vào màu của vỏ trứng.
Tuy nhiên theo đánh giá chung, lòng trắng trứng dày và đặc hơn sẽ có hàm lượng protein cao hơn, lòng đỏ trứng màu sẫm hơn thì giá trị dinh dưỡng tốt hơn.
3. Kết hợp trứng với sữa đậu nành để tăng dinh dưỡng?
Không nên ăn trứng gà với sữa đậu nành (Ảnh minh họa)
Cả trứng và sữa đậu nành đều có tác dụng bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng thực tế protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất có tác dụng bổ dưỡng rất tốt khi sử dụng món này riêng lẻ.
Sữa đậu nành chứa chất ức chế trypsin, làm giảm hoạt động protease của cơ thể, ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa protein.
Trong khi lòng trắng trứng chứa protein kết dính, khi kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành sẽ làm cản trở sự phân hủy protein, làm giảm tác dụng của quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
Vì vậy, ăn trứng và sữa đậu nành cùng lúc sẽ có sự "xung đột" giữa 2 chất dẫn đến giảm sự hấp thụ protein của cơ thể.
4. Trứng càng nấu kỹ càng tốt?
Khi luộc trứng quá kỹ, các chất trong lòng đỏ và lòng trắng kết hợp với nhau sẽ tạo thành sulfide sắt không hòa tan, gây nên khó tiêu, khó hấp thụ.
Trứng chiên (rán) quá lâu, chất protein polyme sẽ biến thành các axit amin phân tử thấp. Khi các axit amin này ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra các phản ứng hóa học có hại cho sức khỏe.
Cách luộc trứng tốt nhất tính từ thời điểm nước sôi đun thêm 3 phút là trứng vừa chín tới (trung bình cả quá trình luộc khoảng 7 -8 phút).
Khi trứng chín tới, lòng đỏ chỉ ở mức mềm dẻo sẽ giúp cơ thể dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng nhất.
Trứng luộc càng lâu, thời gian tiêu hóa càng chậm, cụ thể là nếu bạn luộc trong 3 phút (công thức tính từ khi nước bắt đầu sôi) thời gian tiêu hóa sẽ mất khoảng 1,5 giờ.
Nếu luộc trong 5 phút, thời gian tiêu hóa sẽ mất khoảng 2 giờ, nếu luộc lâu hơn, cơ thể sẽ phải làm việc tối thiểu 3 giờ 15 phút mới tiêu hóa hết.
5. Ăn trứng sống bổ dưỡng hơn trứng chín?
Có người cho rằng ăn trứng sống tốt hơn ăn trứng đã nấu chín, có tác dụng nhuận phổi hoặc làm trong giọng nói.
Trên thực tế, ăn trứng sống không chỉ mất vệ sinh, mà còn rất dễ ăn phải các vi khuẩn truyền nhiễm, lại chỉ thu được từ 30-50% dinh dưỡng vốn có trong quả trứng.
Ăn trứng sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe (Ảnh minh họa)
Các nguy cơ khác khi trứng sống:
- Trứng sống rất khó tiêu hóa, làm lãng phí các chất dinh dưỡng.
Protein trong trứng chủ yếu được tiêu hóa bởi pepsin và trypsin trong ruột non, trong khi trong lòng trắng trứng sống, có chứa chất chống trypsin, gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein.
- Trứng sống có chứa avidin, biotin ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ăn, rất dễ dàng làm cho bạn cảm thấy chán ăn, suy nhược, đau cơ, viêm da.
- Cấu trúc protein của trứng sống ở dạng đặc, chứa chất kháng trypsin, tuyệt đại đa số không thể được hấp thụ được, chỉ có protein nấu chín mới trở nên mềm mại, phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể.
- Khoảng 10% số trứng chứa vi khuẩn gây bệnh Salmonella, nấm mốc hoặc ký sinh trùng. Nếu trứng không tươi mới, tỉ lệ nhiễm bệnh thậm chí còn cao hơn.
- Ngoài ra, trứng sống còn có mùi đặc biệt, có thể gây suy yếu hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến việc tiết nước bọt, dịch dạ dày và dịch tiêu hóa ở đường ruột, dẫn đến chán ăn, khó tiêu.
- Trẻ sơ sinh, người già, người ốm yếu nên ăn trứng chín bằng cách hấp hoặc luộc.
- Những người bệnh tim mạch vành không nên ăn nhiều, tối đa không quá 1 quả/ngày.
- Bệnh nhân bị tăng cholesterol trong máu, đặc biệt là những bệnh nhân bệnh nặng nên ăn ít hoặc không ăn. Nếu cần thiết, chỉ ăn lòng trắng, vì cholesterol trong lòng đỏ cao gấp ba lần so với lòng trắng.
*Theo Ifeng