5 món đồ trong nhà nên nghĩ kỹ trước khi sửa: Mua mới có khi rẻ hơn, ngay thứ đầu tiên đã rất quen thuộc

Thu Phương |

Nhiều chuyên gia đánh giá rằng, chi phí để rửa các thiết bị này thậm chí còn cao hơn so với chi phí mua mới.

Có thể nói hiện nay, trong đời sống thường ngày của đa phần mọi gia đình, không thể thiếu sự hỗ trợ của loạt thiết bị gia dụng, điện tử. Không chỉ phục vụ đời sống con người, tiết kiệm thời gian, công sức lao động, một số thiết bị còn giúp cải thiện chất lượng đời sống tinh thần, giúp các thành viên trong gia đình giải trí, vui chơi cũng như học tập hay làm việc.

Sau thời gian sử dụng, các thiết bị chắc hẳn sẽ không tránh khỏi một số hỏng hóc nhất định. Theo bài viết mới đây trên Aboluowang, có một số món đồ khi gặp hỏng hóc, người dùng có thể cân nhắc thay vì sửa chữa. Bởi lẽ, chi phí sửa chữa có thể tương đương, thậm chí còn đắt hơn thay mới.

1. Màn hình LCD của tivi

Đầu tiên trong danh sách và được đánh giá là vô cùng quen thuộc ở mỗi gia đình, đó là màn hình LCD của chiếc tivi. Đây là dạng màn hình tinh thể lỏng, bên cạnh tivi, cũng thường được áp dụng trong các thiết bị như máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh.

5 món đồ trong nhà nên nghĩ kỹ trước khi sửa: Mua mới có khi rẻ hơn, ngay thứ đầu tiên đã rất quen thuộc- Ảnh 1.

Ảnh minh họa


Các nhà sản xuất và phân phối giải thích, để chiếu ra hình ảnh màu, bên trong màn hình LCD có các pixel phụ màu đỏ, xanh lục và xanh lam. Các bóng bán dẫn sẽ điều khiển hướng của ánh sáng phát ra trong mỗi pixel, sau đó được truyền qua các bộ lọc màu.

Một người dùng chia sẻ khi chiếc màn hình LCD của tivi nhà mình gặp vấn đề, khiến màn hình bị đen đến 1/2 và xuất hiện các sọc màu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới trải nghiệm, anh đã mang tới thợ sửa chữa. Cửa hàng bán chính thức báo giá sửa chiếc màn hình là 2800 NDT và phải đợi khá lâu. Vì vậy người dùng này đã tự mình tìm trên mạng một cơ sở sửa chữa khác và gửi đi thay màn hình, giá cũng là hơn 2000 NDT.

5 món đồ trong nhà nên nghĩ kỹ trước khi sửa: Mua mới có khi rẻ hơn, ngay thứ đầu tiên đã rất quen thuộc- Ảnh 2.

Ảnh minh họa


Qua ví dụ trên có thể thấy, tốt hơn hết nếu có thể, khi màn hình LCD của tivi gặp hỏng hóc nghiêm trọng, người dùng hãy cân nhắc tới tình huống đổi một chiếc tivi mới. Việc sửa chữa cũng có thể tiềm ẩn rủi ro người dùng phải thực hiện nhiều lần mới giải quyết được triệt để, từ đó gây tốn kém hơn. Hay sau khi sửa chữa, màn hình cũng không thể đạt được chất lượng vẹn nguyên như ban đầu.

2. Bộ lọc nước vòi rửa

Thiết bị thứ 2 được nhắc tới là bộ lọc nước ở khu vực vòi rửa, ví dụ như bộ lọc nước ở khu vực vòi rửa bát. Trải qua thời gian dài sử dụng, dưới sự tác động của môi trường nước, các bộ lọc này dù có đắt tiền đến đâu cũng sẽ phải gặp các trường hợp như bị hoen gỉ, bám cặn ở bên trong, thậm chí là nứt, vỡ.

Bởi vậy, khi nhận thấy vấn đề xảy ra với bộ lọc nước của nhà mình đã quá nghiêm trọng, người dùng không nên cố tìm cách sửa chữa bởi vấn đề có thể sẽ không được giải quyết triệt để. Cách tốt nhất đó là thay bộ lọc mới hoàn toàn. Nhiều người dùng chia sẻ họ liên tục phải sửa bộ lọc nước nhiều lần chỉ trong thời gian ngắn. Thậm chí nếu bộ lọc bị lỏng hết lần này đến lần khác, nước rỉ ra sàn còn khiến họ phải thay sàn.

5 món đồ trong nhà nên nghĩ kỹ trước khi sửa: Mua mới có khi rẻ hơn, ngay thứ đầu tiên đã rất quen thuộc- Ảnh 3.

Ảnh minh

Riêng với vấn đề vệ sinh, các chuyên gia khuyên rằng gia đình nên thực hiện với bộ lọc nước 6 tháng/lần để thiết bị đảm bảo hiệu quả hoạt động. Nếu không, nguồn nước gia đình sử dụng có thể bị ô nhiễm ngược, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

3. Bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh là thiết bị thứ 3 trong danh sách được các chuyên gia khuyên rằng, nếu hỏng hóc thay vì cố gắng sửa chữa, hay thay mới. Bên cạnh vấn đề chi phí, các chuyên gia nhấn mạnh nhiều hơn về vấn đề an toàn khi sử dụng thiết bị.

Cụ thể, bình nóng lạnh là thiết bị được đánh giá có kết cấu phức tạp. Để làm nóng nước, phục vụ cho người dùng, thiết bị phải kết hợp nhiều bộ phận với nhau, quan trọng nhất là bảng mạch điều khiển, thanh maige và rơ le ngắt tự động.

5 món đồ trong nhà nên nghĩ kỹ trước khi sửa: Mua mới có khi rẻ hơn, ngay thứ đầu tiên đã rất quen thuộc- Ảnh 4.

Ảnh minh họa


Khi một trong các bộ phận quan trọng gặp vấn đề, hỏng hóc, bình nóng lạnh không chỉ hoạt động không hiệu quả mà còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra chập cháy rất nguy hiểm. Việc sửa chữa có thể chỉ mang ý nghĩa khắc phục tạm thời. Còn để yên tâm sử dụng lâu dài, tốt nhất người dùng nên thay mới bình nóng lạnh, đặc biệt với những chiếc bình quá cũ.

4. Bồn cầu thông minh

Thiết bị được gọi tên thứ 4 là một thiết bị có phần mới mẻ với nhiều gia đình, đó là những hệ bồn cầu thông minh. Hiểu đơn giản, loại bồn cầu này cho phép người dùng điều khiển bằng các núi bấm hoặc nút cảm ứng. Ngoài ra, bên cạnh tính năng xả nước thông thường, chúng sẽ được tích hợp cả vòi xịt hay có thêm các tính năng như sấy khô, khử mùi, khử khuẩn,...

Giá thành của bồn cầu thông minh hiện nay ở nhiều khoảng, tuỳ theo thương hiệu nhà sản xuất. Tuy nhiên xét chung về việc sửa chữa, chi phí lại khá đắt đỏ. Một người dùng chia sẻ trên Aboluowang anh ta lắp đặt bồn cầu thông minh với giá 1000 NDT, nhưng khi một bo mạch chủ của thiết bị gặp vấn đề, chi phí sửa chữa lên tới 800 NDT.

5 món đồ trong nhà nên nghĩ kỹ trước khi sửa: Mua mới có khi rẻ hơn, ngay thứ đầu tiên đã rất quen thuộc- Ảnh 5.


5. Điều hoà

Cuối cùng trong danh sách là điều hoà. Là thiết bị làm mát quen thuộc vào mùa hè của các đình, nếu được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ, điều hoà thực tế rất ít khi gặp phải các hỏng hóc. Tuy nhiên nếu chúng thực sự gặp vấn đề, đó đều là các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động và tính an toàn. Bởi vậy người dùng cần cân nhắc kỹ xem có nên sửa chữa hay không, việc sửa chữa có được đảm bảo hay không. Nếu không, có thể thay thế bằng một thiết bị mới.

5 món đồ trong nhà nên nghĩ kỹ trước khi sửa: Mua mới có khi rẻ hơn, ngay thứ đầu tiên đã rất quen thuộc- Ảnh 6.

Ảnh minh họa


Thực tế, trên đây chỉ là ví dụ về 5 thiết bị điển hình trong các gia đình. Để cân đối chi phí một cách tối ưu nhất, trước khi sửa chữa bất kỳ món đồ, thiết bị nào, người dùng nên tham khảo kỹ ý kiến của các thợ chuyên nghiệp. Những yếu tố quan trọng cần quan tâm đó là hiệu quả của thiết bị sau khi sửa chữa, thời gian bảo hành sau khi sửa chữa và giá thành sửa chữa.

Có như vậy, người dùng mới có thể đưa ra được quyết định đúng, rằng nên tiếp tục sửa chữa thiết bị nhà mình hay thay thế bằng thiết bị mới.

Theo Aboluowang

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại