Bí mật chiến thắng của Mỹ trong Thế Chiến II là số lượng và chất lượng. Khối lượng phong phú các loại vũ khí và trang thiết bị của Mỹ không chỉ áp đảo kho vũ khí của khối liên minh [trục Berlin, Tokyo, Roma], mà còn giúp các đồng minh Lend-Lease[1] như Anh quốc và Liên Xô cũng có năng lực như mình.
Không phải vũ khí nào của Mỹ cũng là đỉnh cao. Xe tăng M-4 dù có mặt ở khắp nơi nhưng chất lượng rất xoàng. Các loại máy bay chiến đấu thời kỳ đầu như P-40 và P-39 thì càng không có gì để bàn tới trừ phi nó được lái bởi lực lượng Hổ bay. Còn ngư lôi tàu ngầm Mỹ thì thường không nổ cho tới tận cuối năm 1943.
Nhưng bằng cách sử dụng cơ sở công nghiệp, kỹ thuật khổng lồ của mình, Mỹ đã có thể chế tạo một vài loại vũ khí tuyệt vời bao gồm:
Ngòi nổ cận đích
Người ta thường nghĩ kíp nổ của đạn pháo không phải là vũ khí nhưng phi công Nhật Bản và lính bộ binh Đức đã học được một điều khác.
Tồn tại một vấn đề trong thời điểm đó là hầu hết các loại súng phòng không đều không có radar hay những máy tính kiểm soát hỏa lực tinh vi, vì thế cơ hội để đánh trúng mục tiêu rất ít. Việc tính toán để đạn pháo có thể cắt đường bay của máy bay ở độ cao 3-7km trên không rất phức tạp và trung bình cần bắn tới hàng chục nghìn quả đạn để hạ được mục tiêu.
Ngòi nổ cận đích.
Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các tàu chiến Mỹ phải đối đầu với máy bay cảm tử của Nhật Bản. Để xử lý chiếc máy bay đang lao vào tàu nghĩa là phải bắn hạ nó thật nhanh.
Và ai đó đã có ý tưởng rất sáng tạo khi đưa một radar siêu nhỏ lên đầu của mỗi quả đạn pháo phòng không.
Thay vì phải đánh trúng máy bay thật hiệu quả, quả đạn có thể đặt để nổ khi radar nhận biết mục tiêu đã ở gần, tạo ra một đám mây các mảnh đạn bao quanh một khu vực rộng lớn. Ngòi nổ thời gian biến (VT) giúp Hải quân Mỹ sống sót trước mối đe dọa của máy bay cảm tử.
Nó cũng đã giúp cho đạo quân bị truy đuổi của Mỹ trong trận chiến Ardennes[2]. Các quả đạn pháo hiệu quả hơn khi nổ ở khoảng không phía trên mặt đất hơn là khi chúng đâm xuống. Các mảnh vỡ thay vì văng lên máy bay đã bao trùm lên bộ binh Đức.
Súng trường M-1
Thời điểm bắt đầu Thế Chiến II , các đạo quân vẫn sử dụng súng trường lên đạn lần 1 như ở thế kỷ 19.
Khi súng trường bán tự động M-1 Garand xuất hiện, nó có thể nhả đạn với tốc độ cao hơn nhiều. Súng M-1 cho phép bộ binh Mỹ tạo ra hỏa lực với tốc độ đáng chú ý so với các tiêu chuẩn đầu những năm 1940.
Súng trường bán tự động M-1 Garand.
Đây là điều may mắn với bộ binh Mỹ vì họ được trang bị rất yếu và không có những đội súng máy để đối đầu với loại súng MG-42 của Đức.
Trong khi đó, người Đức và Liên Xô có nhiều kinh nghiệm hơn trên chiến trường, cuối cùng lựa chọn trang bị cho lính của mình súng tiểu liên, tuy tầm bắn không xa nhưng có thể nhả rất nhiều đạn. Và M-1 là loại súng chắc chắn, tin cậy giúp các tay súng Mỹ có cơ hội đánh lại kẻ thù.
Tàu sân bay lớp Essex
Cuộc chiến Thái Bình Dương là cuộc chiến của các tàu sân bay, những tàu nổi với sân bay cơ động giúp đánh đuổi những tàu chiến đang chực hạ những đội tàn binh hay các đội hộ tống quân nhu. Xương sống của hạm đội tàu sân bay gần cuối cuộc chiến là tàu sân bay lớp Essex.
Tàu sân bay lớp Essex.
Tàu lớp Essex có thể chuyên chở khoảng 100 máy bay chiến đấu, các máy bay ném bom bổ nhào, máy bay thả ngư lôi. Tàu được trang bị radar và các thiết bị định hướng cho máy bay chiến đấu tinh vi. Những tàu sân bay loại này đã tàn phá Hải quân Hoàng gia Nhật Bản trong các trận chiến như tại biển Philippines và vịnh Leyte.
Còn một điểm đáng ca ngợi nữa của các tàu sân bay Essex là thời gian nó hoạt động sau Thế Chiến II. Các tàu chiến như USS Essex, Ticonderoga và Hancock tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong cả chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.
Tàu ngầm lớp Gato
Tàu chiến và tàu sân bay của Hải quân Mỹ giành vinh quang trong việc đánh bại Nhật Bản nhưng 55% tàu hải quân Nhật bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm. Tới năm 1945, tàu ngầm Mỹ phần lớn đã diệt nguồn nhập khẩu qua đường hàng hải của Nhật như các vật liệu thô và thực phẩm.
Tàu ngầm lớp Gato.
Cỗ máy tàn phá hiệu quả nhất là tàu ngầm lớp Gato, xương sống của hạm đội tàu ngầm Mỹ. Đã có rất nhiều tranh luận về cách nó đánh lại những tàu ngầm chiến đấu khác trong Thế Chiến II như tàu U-boat của Đức.
Sự so sánh này mang đôi chút không thực tế. Khả năng chống tàu ngầm của Nhật rất yếu và tàu ngầm Mỹ không bao giờ phải đối đầu với những loại vũ khí phòng thủ mạnh và tinh vi của phe Đồng Minh đã tiêu diệt hơn 60% hạm đội U-boat. Tàu ngầm lớp Gato được đánh giá là một trong những loại vũ khí hải quân chết chóc nhất trong lịch sử.
Bom nguyên tử
Việc đưa bom nguyên tử vào danh sách có vẻ không hợp lý vì sẽ không đánh giá hết được tầm quan trọng của những vũ khí thông thường. Bom nguyên tử là một loại vũ khí mang tầm quan trọng khác, thứ có thể phá hủy hoàn toàn cả một thành phố hơn cả nghìn chiếc máy bay ném bom thông thường.
Nó cũng là sản phẩm tiêu biểu cho năng lực khai thác khoa học và các nguồn tài nguyên công nghiệp của Mỹ trong 1 dự án đơn nhất, tới một mức độ mà không một nước nào có được.
Quả bom nguyên tử mang tên cậu nhỏ (little boy) mà Mỹ đã ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.
Dù là loại vũ khí gây sốc lớn trong Thế Chiến II, bom nguyên tử [bom A] là một loại vũ khí có ít giá trị thực tiễn. Nó quá khó để sản xuất hàng loạt vào cuối những năm 1940. Cho đến năm 1945, các loại máy bay ném bom thường của Mỹ và Anh đã tàn phá hầu hết các thành phố bị đánh bom nặng nề nhất tại Đức và Nhật.
Hiện vẫn còn rất nhiều tranh cãi về việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki đã khiến cho Nhật Bản phải đầu hàng hay lý do là vì Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Nhật.
-----------------------------------
[1]: Năm 1941, Tổng thống Roosevelt muốn Mỹ đứng ngoài Thế Chiến II đã đưa ra chính sách Lend-Lease, giúp đỡ những đồng minh bị sa lầy, đã phê duyệt khoản vay 1 tỷ USD cho Liên Xô. Cụm từ “Lend-Lease” ở đây mang nghĩa là cho vay không lấy lãi và việc trả nợ sẽ bắt đầu 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc.
[2]: Báo chí tiếng Anh gọi trận đánh này là Battle of the Bulge vì khi nhìn trên bản đồ quân sự, quân Đức thọc thủng được một lỗ hổng lớn và tràn sang khu quân sự của Đồng Minh tạo nên một mũi dùi tương tự như một khối u sưng.
Đây là một trận chiến quan trọng trong phần cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi đổ bộ thành công vào Normandie, quân Đồng Minh chiếm được lợi thế và dần dần đẩy lui quân Đức Quốc xã ra Tây Âu.
Trước tình hình này, Adolf Hitler cùng ban tham mưu Đức đặt kế hoạch mở một cuộc phản công bất ngờ để phá thủng trận tuyến của Đồng Minh, với hy vọng cắt đôi lực lượng quân đội Anh, chiếm lại Antwerp (Bỉ) và sau đó bọc hậu bao vây 4 quân đoàn của khối Đồng Minh làm con tin đòi Đồng Minh phải ký hòa ước.