"Cái gì quá cũng không tốt". Câu nói này rất đúng với cả chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta.
Các thực phẩm chỉ có tác dụng tốt khi bạn chế biến và ăn đúng cách và đủ. Còn nếu bạn lạm dụng thì bất kì thực phẩm nào cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
1. Đậu Brazil
Những hạt khổng lồ này vốn nổi tiếng là nguồn cung cấp selenium tốt nhất, một loại quyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong sinh sản và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Thực tế, chỉ một hạt đậu Brazil chứa đến 90 mcg selenium, gấp hai lần nhu cầu selenium cơ thể cần hằng ngày.
Vì vậy, thỉnh thoảng ăn đậu này rất tốt nhưng ăn thường xuyên hằng ngày sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm độc selenium gây rụng tóc, vấn đề tiêu hóa thần kinh, chóng mặt, thậm chí suy tim, suy thận.
"Mỗi tuần, bạn nên ăn 1-2 hạt, và chia ra thành nhiều lần", Jessica Cording - chuyên gia dinh dưỡng đến từ New York, Mỹ cho biết.
2. Củ dền, rau chân vịt, củ cải Thụy Sĩ
Chúng tôi không cần nói thì các bạn cũng biết những loại rau này đều rất giàu chất dinh dưỡng. Nhưng chúng cũng chứa rất nhiều hợp chất tự nhiên tên là oxalates, vốn hoạt động như chất nuôi các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột.
Nhưng nếu bạn dễ bị sỏi thận, ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalates chỉ khiến trình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
"Thận có chức năng lọc các chất này nhưng với người bị sỏi thận, nhiệm vụ này khó khăn hơn, có thể dẫn đến việc tích tụ, hình thành thêm sỏi thận", bà Cording khuyến cáo.
Trong trường hợp này, người bị bệnh sỏi thận nên tránh các thực phẩm chứa chất oxalates cao. Họ có thể ăn bắp cải hoặc súp lơ, nhưng loại rau ít chất oxalate.
3. Cá ngừ đóng hộp
Rẻ, thuận tiện, nhiều protein và omega-3 nhưng cá ngừ đóng hộp có thể chứa thủy ngân làm hại hệ thần kinh cả sự phát triển não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Còn với người lớn, lượng thủy ngân cao có thể gây ra ngộ độc, gây triệu chứng tê cứng, thị giác yếu, vấn đề về trí nhớ…
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo với những người đang mang thai, cho con bú hoặc đang lên kế hoạch có thai chỉ nên ăn khoảng 0,3 kg hải sản ít thủy ngân mỗi tuần, ví dụ như tôm, cá hồi, cá trê…
Với hải sản nhiều thủy ngân, bạn nên giới hạn ăn dưới 0,15 kg/tuần.
4. Đậu trắng, thịt đỏ, sò ốc
Tất cả các thực phẩm trên đều giàu chất sắt, vốn có vai trò thiết yếu trong việc vận chuyển ôxy tới cơ bắp. Tuy nhiên, nếu cơ thể hiếu sắt có thể dẫn đến mệt mỏi yếu ớt nhưng thừa sắt có thể dẫn tới suy gan.
Dĩ nhiên, hầu hết chúng ta đều cố gắng bổ sung sắt cho cơ thể từ những bữa cơm hàng ngày. Ít ai bị thừa sắt, đặc biệt khi chỉ qua đường ăn uống.
Nhưng nếu bạn dùng thuốc bổ sung sắt thì nên thận trọng.
5. Gạo lứt
Loại tinh bột phức tạp này được cho là rất lành mạnh. Nhưng gạo cũng có khả năng hấp thu thạch tín tự nhiên trong đất và nước, gạo lứt còn hấp thu nhiều kim loại nặng hơn.
Thạch tín khá độc với con người, và hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn lành mạnh cho thực phẩm.
Nhưng các chuyên gia, bao gồm cả Tổ chức hoạt động vì môi trường phi lợi nhuận EWG của Mỹ cũng đồng ý rằng bạn không loại bỏ gạo lứt ra khỏi thực đơn hoàn toàn.
Thay vào đó, bạn nên sử dụng đa dạng các loại tinh bột nguyên hạt khác nhau.
"Nếu bạn có thói quen ăn gạo lứt mỗi ngày, hãy thay đổi một chút, bổ sung thêm hạt diêm mạch, hạt farro và hạt kê", chuyên gia Cording cho biết.
* Theo Womens Health Mag