Các loại rau củ quả có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ. Do đó, thường xuyên ăn nhóm thực phẩm này sẽ giúp tăng cường sức khoẻ, phòng ngừa được nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, nếu bạn ăn 5 loại rau củ này, không chỉ không có lợi mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
1. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây là món ăn yêu thích của nhiều người và là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Khoai tây cung cấp chất xơ, vitamin C, vitamin B và là nguồn kali tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu thấy khoai tây mọc mầm, bạn nên vứt bỏ ngay để bảo vệ sức khoẻ.
Khoai tây mọc mầm có chứa hàm lượng glycoalkaloid cao, cụ thể là 2 chất solanine và chaconine. Hai chất này có thể gây độc cho cơ thể khi vượt quá liều lượng và gây ra các triệu chứng - nhẹ thì gây nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Nặng hơn thì gây huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu, lú lẫn và trong một số trường hợp, thậm chí tử vong.
Hơn nữa, một số nghiên cứu nhỏ cho thấy ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Nên chọn khoai tây như thế nào?
Bạn nên chọn khoai tây không có vết cắt, vết bầm, vết đốm xanh và mầm. Bạn nên bảo quản khoai tây ở nơi tối mát để tránh khoai nhanh hỏng và xuất hiện màu xanh lục hay mọc mầm.
2. Đậu xanh chưa nấu chín
Giống như hầu hết các loại đậu, đậu xanh sống có chứa lectin, một loại protein có tác dụng như thuốc chống nấm và thuốc trừ sâu tự nhiên cho thực vật.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn chúng, lectin sẽ kháng lại các enzyme tiêu hóa. Do đó, chúng liên kết với bề mặt tế bào trong hệ tiêu hóa của bạn, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa và đầy hơi nếu tiêu thụ với số lượng lớn.
Chúng cũng có thể gây tổn thương tế bào ruột và ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn. Hơn nữa, chúng cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, đó là lý do tại sao chúng được gọi là chất kháng dinh dưỡng.
Nên ăn đậu xanh như thế nào?
Bạn nên ăn đậu xanh đã nấu chín bằng cách luộc, hấp hoặc xào.
3. Cà chua chưa chín
Cà chua chưa chín có chứa solanine, chất độc tương tự có trong khoai tây mọc mầm. Mặc dù hàm lượng tương đối thấp nhưng tiêu thụ lâu dài hoặc lớn vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Các triệu chứng phổ biến nhất là nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Trong những trường hợp ngộ độc nghiêm trọng hơn, bạn có thể gặp các triệu chứng thần kinh như buồn ngủ, thờ ơ, lú lẫn, yếu ớt và rối loạn thị lực.
Cách chọn cà chua ngon và an toàn
Các vết sẹo, vết phồng rộp hoặc đốm đen trên cà chua cho thấy cà chua đã quá chín hoặc bị hư hỏng sớm. Bạn nên chọn cà chua có kết cấu da mịn và màu đỏ đều không có đốm - đây là dấu hiệu cho thấy cà chua tươi ngon.
Ngoài ra, bạn không nên chọn cà chua có phần núm vàng hoặc thâm, cứng, phần hạt bên trong màu xanh. Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy cà chua bị chín ép do tẩm hoá chất.
4. Gừng thối
Gừng là một loại gia vị và dược liệu được sử dụng phổ biến với nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau như kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị xương khớp, giảm tình trạng khó tiêu,... Tuy nhiên, gừng thối có chứa chất độc hại như safrole, chất này có khả năng gây ung thư cao.
Do vậy, nếu thấy gừng mềm nhũn, phần thịt bên trong có màu nâu hoặc đen thay vì màu vàng nhạt tự nhiên, bề mặt củ gừng có các vết ố hoặc đốm nâu, mùi hôi hoặc khó chịu thay vì mùi thơm đặc trưng của gừng thì bạn nên vứt bỏ ngay.
Cách chọn gừng ngon và an toàn
Bạn nên chọn những củ gừng trông căng mẩy, vỏ không bị héo, bẻ thử ra thấy tươi và thậm chí bắn ra chút nước.
5. Bí ngô già và để lâu
Bí ngô rất bổ dưỡng, chứa protein, carbohydrate, carotenoid, vitamin và khoáng chất. Bí ngô rất tốt cho mắt, tim mạch, tăng cường miễn dịch,...
Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản bí, do hàm lượng đường cao nên dễ bị kỵ khí, khiến thịt quả bị hư hỏng và sinh ra mùi cồn. Loại bí ngô bị hư này không chỉ có mùi vị không ngon mà còn có thể chứa độc tố có hại cho cơ thể con người. Vì vậy, khi mua bí ngô, bạn nên chọn những quả tươi, không bị hư hỏng và ăn càng sớm càng tốt.
Nguồn và Ảnh: Sohu