Cổ nhân đã dạy: "Phúc từ tâm mà đến, họa từ miệng mà ra". Bởi cửa miệng con người cũng giống như chiếc ống đựng tiền. Bạn giữ ống khéo thì phú quý mới được tích lũy ngày càng nhiều. Còn nếu vô tình để chiếc ống rơi thì phú quý cũng sẽ đến rồi đi mà thôi.
Thành công không phải chỉ xuất phát từ tài năng, mà còn có cả sự đóng góp từ các mối quan hệ. Người nào có tài ăn nói khéo léo thì chắc chắn con đường thành công lại càng rộng mở.
Phật giáo tin rằng miệng của chúng ta tạo ra nhiều nghiệp nhất và cũng gây ra nhiều tổn hại nghiêm trọng nhất cho phước lành. Ảnh: Internet
Có một thực tế rằng sức mạnh của ngôn ngữ là không bao giờ nhỏ bé cả. Lời nói của một người có thể phản ánh trái tim và cũng có thể thay đổi được vận mệnh của chính họ cũng như người xung quanh.
Tôn Tử từng nói: "Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm giáo". Miệng người lợi hại tựa như đao kiếm sắc bén, dùng lời nói vừa có thể tu hành vừa có thể tạo phúc, nhưng cũng có thể làm việc tổn đức, thậm chí hại chết người. Trong cuộc sống, có 5 loại lời không nên nói ra.
Nếu thường xuyên nói 5 câu này thì vận khí của người đó sẽ ngày càng ít đi.
1. Vọng ngữ – nói dối
"Vọng ngữ" là những lời dối trá và không đúng sự thật, phóng đại... Những lời nói này sẽ làm mất đi phước báo của chính mình. Ảnh: Internet
Phật giáo coi trọng sự thật và điều thật, nên nói dối là một trong những tội nghiệp nặng.
Người mà mở miệng ra là nói dối, nói dối không chớp mắt, nói dối quen miệng, thuận lời, không cần suy nghĩ, chính mình còn không cảm nhận được mình đang nói dối. Thật là nguy hiểm!
Những người này đôi khí nói dối cũng không phải là để hại người mà nói dối cho vui, ba hoa, nhưng không biết rằng như thế là rước họa vào thân. Bởi dù nói dối xuất phát từ hảo tâm hay ác ý đều là tạo nghiệp xấu, làm tổn hại danh dự và hạ thấp bản thân.
Người gặp thì đề phòng, bạn bè gặp thì lánh xa, nhân duyên gặp thì vụt mất.
2. Thiển ngữ – lời lẽ thô thiển
Người mà hay dùng những lời không hay đả kích người khác thì đối với Phật giáo chính là ác nhân.
Đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng, làm tổn hại danh dự người khác là họa từ miệng ra, nói lời hại người lại chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho bản thân. Bởi vậy, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình. Khi thốt ra những lời lẽ thô tục đối với người khác, điều này không chỉ tự hạ thấp bản thân, mà còn bị tổn phước, rất không nên làm.
3. Xảo ngữ – lời lẽ khiêu khích
Người dùng ngôn ngữ khích bác, gợi lên lòng tham, sân, si của người khác, tuy cười nói bóng bẩy đấy mà bụng dạ sâu xa, cũng là ác nghiệp.
Nếu không thể giúp được gì cho người khác thì không nên hại người, nếu không thể dùng từ bi mà hóa độ tham, sân, si của người khác thì cũng không nên khơi gợi, cổ vũ những thói xấu ấy.
4. Sàm ngôn – Lời đàm tiếu
Nhà triết học thời Đông Hán – Vương Sung từng nói: "Sàm ngôn thương thiện", ý chỉ những lời nói xấu sau lưng sẽ vùi dập những điều lương thiện, tốt đẹp. Ảnh: Sohu
Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói những lời sàm ngôn phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân.
Con người sống trong thế gian, ai cũng có những điều riêng tư bí mật, chuyện gia đình, chuyện sự nghiệp, tình cảm… Những chuyện riêng tư như vậy thông thường người ta đều hy vọng không bị người khác biết. Cho nên đối với những việc riêng tư của người khác, chúng ta không nên tùy tiện bình luận, đàm tiếu lung tung.
Một người vạch trần chuyện cá nhân của người khác, cho dù vì sao, cho dù người khác không phản kích lại, cho dù nhất thời người ấy chiếm được lợi nhưng điều đó cũng đã cho thấy phẩm đức ‘không phúc hậu" của người ấy rồi.
Cổ ngữ nói, con người sống trong nhà không phải chỉ vì để che mưa che nắng mà còn để giữ sự riêng tư, con người mặc quần áo không phải chỉ vì để giữ ấm cơ thể mà còn để che đậy sự riêng tư của mình. Cho nên người với người sống với nhau phải có sự tôn trọng, không nên bóc trần sự riêng tư của người khác.
Thời cổ đại, những người tu hành đều chú trọng tu "thân, khẩu, ý" để tránh tạo nghiệp, làm tổn hao phúc đức của bản thân. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu chúng ta có thể bất cứ lúc nào cũng chú ý tu thân dưỡng tính, nhắc nhở bản thân mình không làm việc xấu, không nói lời ác, không để những ý nghĩ xấu lưu tồn trong tâm thì tự nhiên phúc đức và vận may sẽ nối tiếp nhau mà đến, cuộc sống sẽ bình an.
Bên cạnh đó, một người có khẩu đức tuyệt đối không nói xấu người khác, bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho thiên hạ không thể thái bình.
5. Nộ ngôn – Lời nói khi tức giận, oán hận
Khi một người đang ở vào trạng thái tức giận thì thường sẽ đánh mất lý trí và cảm nhận mà nói ra những lời khó nghe, công kích người khác, có khi làm tổn thương cả bản thân mình, gây ra hậu quả khôn lường. Cho nên một người khi đang ở vào trạng thái tức giận thì tốt nhất nên bình tâm lại, không tùy tiện nói.
Bên cạnh đó, một người khi không hài lòng, bất mãn, thường thường sẽ nói những lời trách móc. Người bị oán trách sẽ vì những lời nói cay nghiệt đó mà khắc sâu trong tâm, thậm chí làm ra những việc không thể vãn hồi lại được.
Một người nếu gặp chuyện luôn oán trời trách đất, oán trách người khác, không thể nhận rõ chính mình thì vĩnh viễn không trưởng thành được. Người hễ gặp chuyện là tìm nguyên nhân và đổ cho khách quan, luôn trách cứ người khác thì vĩnh viễn không tiến bộ được.
Nói lời hay thì được thênh thang cả đời. Ảnh: Internet
Lời kết
Ông cha ta đã dạy: "Học ăn, học nói, học gói, học mở", mỗi người chúng ta phải biết cách để kiểm soát lời nói của mình. Trước khi phát ngôn bất cứ điều gì, đều cần phải suy nghĩ thật kỹ, thận trọng cân nhắc điều gì nên nói, điều gì không.
Những câu nói không suy nghĩ có những lúc sẽ gây tác dụng ngược ngoài sức tưởng tượng, phá hỏng các mối quan hệ và làm tổn thương người khác, thậm chí rước họa vào thân.
Theo Sohu