Khi nói đến những hiện tượng "ảo tung chảo" của thiên nhiên, chúng ta hay nghĩ đến cực quang, sét trong núi lửa hay những sa mạc đầy hoa.
Tuy nhiên, có những hiện tượng cực kì cool mà lại không diễn ra cách chúng ta hàng chục nghìn cây số và rất dễ để quan sát. Tội gì mà không check qua nhỉ?
1. Tảo phát quang
Biển đêm có gì đặc biệt ngoài một màn đêm tối om so với biển xanh cát trắng vào ban ngày ? Nếu đủ may mắn, bạn sẽ bắt gặp những "làn sóng xanh" tạt vào bờ khi đang đi dạo biển đêm đấy. Dám cá rằng đây là hiện tượng mà bạn sẽ phải ngẩn ngơ vì sự "vi diệu" của nó cho mà xem.
Tảo phát quang
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng này chính là loài tảo có khả năng phát quang (bioluminescent algae) gây ra.
Ban ngày chúng phát ra ánh sáng màu đỏ - chính là "thủ phạm" gây ra thủy triều đỏ khi nở hoa với số lượng lớn. Ban đêm, do số lượng cá thể đông, một số bị trôi dạt vào bờ nên tạo thành một dải màu xanh lớn nhờ khả năng đặc biệt của mình.
Ngoài ra, hiện tượng "làn sóng xanh" cũng có thể do một loài mực có khả năng phát sáng khi chúng lên đẻ trứng gần bờ.
2. Dòng sông ngầm dưới mặt nước
Nằm ở bán đảo Yucatan, Mexico, có một con sông ngầm bí ẩn mang tên Cenote Angelita dưới mặt nước của hố sụt. Hố sụt tự nhiên này là kết quả của sự sụp đổ những tảng đá vôi, do tác động nguồn nước ngầm ở phía dưới.
Khi lặn tới độ sâu hơn 30m, "dòng sông" hiện ra mờ ảo với cây cối hai bên "bờ sông" khiến khung cảnh trở nên siêu thực.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng này được tạo ra bởi một lớp đệm dày của khí hydro sulfate (H2S). Khí này là sản phẩm từ sự phân hủy của các chất hữu cơ do vi khuẩn ở đáy biển tạo nên.
Đó cũng là lớp "sương mù" ngăn cách phần nước ngọt và nước mặn có trong hang. Nơi đây được biết đến như địa điểm lý tưởng cho những người thích khám phá và lặn khi dòng sông chảy qua một hệ thống hang động dày đặc dưới nước.
3. Những hòn đá "biết đi"
Những hòn đá di chuyển trong lòng hồ Racetrack ở Thung lũng Chết, California (Mỹ) đã từng là hiện tượng bí ẩn rất khó giải đáp từ năm 1940. Đó là những viên đá nặng đến 320kg, nên việc chúng tự đi là điều quá thần bí và... kinh dị.
Mãi cho đến năm 2011, bí ẩn đã được giải mã nhờ nhóm nghiên cứu thuộc ĐH San Diego. Theo đó, sự dịch chuyển của đá phải có sự hội tụ của nhiều hiện tượng và điều kiện khác nhau.
Đầu tiên, mực nước của hồ phải đủ dày để tạo một lớp băng trên bề mặt nhưng không phủ kín hoàn toàn những viên đá. Sau đó, lớp băng trên bề mặt sẽ hình thành đủ cứng để đẩy tảng đá đi, nhưng cũng đủ mỏng để tự do di chuyển.
Cuối cùng, khi băng tan và nứt ra thành các mảng, đá sẽ "đi" theo những tảng băng trôi trên bề mặt hồ.
4. Những cột đá bazan "đều" như quy hoạch
Có tên khoa học là columnar basalt, những cột đá này có kích cỡ và hình dáng đồng đều như được "quy hoạch". Chúng tồn tại ở khá nhiều nơi trên khắp thế giới, đặc biệt ở Việt Nam cũng có đại diện là Ghềnh Đá Đĩa.
Theo lý giải khoa học, sự hình thành của những cột đá này là do dung nham được làm lạnh đột ngột khiến chúng bị nứt ra.
Thông thường những cột đá có mặt cắt là hình lục giác, ngoài ra đa giác sẽ có từ 3 – 12 cạnh. Còn kích thước của những cột đá sẽ phụ thuộc vào tốc độ làm lạnh.
Ghềnh Đá Đĩa ở tỉnh Phú Yên (Việt Nam)
Dung nham được làm lạnh cực nhanh có thể cho những cột đá có đường kính nhỏ hơn 1 cm. Trên thế giới cũng có những danh thắng cột đá tương tự Ghềnh Đá Đĩa như ở Ireland, Tây Ban Nha, Scotland, Hàn Quốc.
5. Bãi đá tròn
Những bãi đá tròn khổng lồ, có viên đường kính lên tới 3m, cũng là một hiện tượng kì lạ tương tự như những cột đá bazan.
Kì quan nổi tiếng cho hiện tượng này có lẽ là bãi đá tròn Moeraki, New Zealand với nhiều tảng đá tròn nhiều kích cỡ, bề mặt khác nhau nằm phơi mình trên bãi biển.
Những tảng đá tròn trên thực chất được hình thành từ hàng triệu năm trước bởi bùn đất gần thềm lục địa. Điều này được chứng minh bởi cấu tạo của chúng là magie, sắt, những đồng vị của oxy và carbon.
Tuy vậy, thứ giúp chúng có dạng hình cầu là nhờ lớp canxi bao phủ, và do vị trí ngược dòng chảy.
Sau khi khối cầu được hình thành, lớp bùn dày tích tụ sẽ bao phủ chúng, và những vết nứt sẽ hình thành. Khi mực nước biển hạ thấp, những mạch nước ngầm sẽ chảy qua lớp bùn và lấp đầy vết nứt bằng khoáng chất.
Nguồn: Topito