Vì sao nên coi trọng sức khỏe của thận?
Thận là cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể, nhưng chúng lại làm việc âm thầm lặng lẽ, không có tiếng động và không có sự "kết nối giao lưu" thân mật với bạn hàng ngày.
Dù làm việc vất vả hay điều kiện không tốt, thận cũng không có cách nào "nói" cho bạn biết khi chúng gặp vấn đề.
Rất ít người biết rằng, quả thận chỉ nhỏ bằng nắm tay nhưng phải lọc và làm sạch khoảng 200 lít máu mỗi ngày, tương đương với số lượng khoảng 10 thùng nước uống. Thật bất ngờ phải không?
Tuy làm việc nhiều nhưng thận lại không đòi hỏi gì ở bạn, chúng khiêm tốn làm việc và im lặng chịu những nỗi đau. Chỉ khi gánh nặng công việc quá nhiều, sức khỏe không cho phép, thận mới phát tín hiệu kêu cứu đến bạn.
Theo Phó giáo sư Tiến sĩ Trương Lộ Hà, khoa thận, Bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), có những lúc, thận của bạn mệt đến nỗi cần phải "đại tu", 5 dấu hiệu sau đây chính là lời nhắc sớm nhất dành cho bạn.
1. Lượng nước tiểu thay đổi
Bình thường, chúng ta sẽ đi tiểu khoảng từ 1000-2000 ml mỗi ngày, trung bình 1500 ml. Khi bạn quan sát thấy nước tiểu hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn, đó có thể là những biểu hiện của bệnh thận.
Đặc biệt cần lưu ý rằng, vào ban đêm bình thường hiếm khi chúng ta đi tiểu nhiều như ban ngày, nếu bạn cảm bỗng nhiên phải đi nhiều lần hơn trước, dù không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, thì đã đến lúc bạn cần phải kiểm tra chức năng thận.
2. Màu nước tiểu thay đổi
Thông thường, người khỏe mạnh có nước tiểu màu vàng hoặc trong suốt. Khi ít uống nước hoặc đi tiểu lần đầu tiên sau khi ngủ dậy, nước tiểu có thể có màu sẫm hơn một chút. Nhưng khi màu sắc nước tiểu có chứa sắc đỏ, tiểu ra bọt nước tiểu nhiều hơn, thì đã là lúc bạn nên chú ý đến khám thận.
3. Phù nề
Thận là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ trao đổi nước trong cơ thể con người. Khi thận là không tốt, nước sẽ bị tích lũy lại. Chính vì vậy, nếu bạn cảm thấy mí mắt phù nề, vùng bắp chân hoặc vùng đùi sưng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, là dấu hiệu nên thăm khám thận.
4. Buồn nôn, ói mửa và các triệu chứng tiêu hóa khác
Khi thận có bệnh và tiến triển đến giai đoạn giữa hoặc cuối, sẽ ngay lập tức tác động và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn, chán ăn và các triệu chứng khác. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, ngoài việc bạn phải khám ở khoa tiêu hóa, còn phải khám thêm thận.
5. Ngứa ngoài da
Những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối, khi bệnh đã nặng, khi urê trong cơ thể không thể được thải ra cùng nước tiểu, chúng sẽ được bài tiết qua da, từ đó gây kích thích da. Ngoài ra, sự tích tụ của các chất độc trong cơ thể có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi, có thể gây ngứa da, có biểu hiện bệnh nổi hết lên da.
Cuối cùng, Phó giáo sư Hà nhấn mạnh, những dấu hiệu mà thận "kêu cứu" trên đây cũng có sự tiến triển từ nhẹ đến nặng. Có những biểu hiện là bệnh ở thời kỳ đầu, nhưng có những dấu hiệu chứng tỏ bệnh đã ở giai đoạn giữa hoặc cuối.
Vì thế, đây chỉ là những dấu hiệu nhắc nhở bạn. Còn thực tế diễn ra thế nào trong cơ thể, bạn phải lên lịch đến gặp bác sĩ. Nhất định phải quan tâm và quý trọng cơ thể mình, đặc biệt là những người cao tuổi, người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, đái tháo đường, acid uric máu bất thường và các bệnh khác.
*Theo Health/HQ